X

Tuesday, March 31, 2015

Đảng csVN là đảng ăn cắp thành ra đứa nào cũng ăn cắp vặt



Đảng csVN là đảng ăn cắp thành ra đứa nào cũng ăn cắp vặt cả

From: Phach Nguyen <>
Date: Sun, 29 Mar 2015 20:17:42 +0000
Subject: NÊN PHỔ BIẾN

 

            Kính chuyển.

            Một nhận xét chính xác về con người Việt Nam, dù không nói tất cả nhưng phải nhìn nhận đây là đa số, những tư tưởng này là do xã hội và học đường đào tạo ra loại người này.
           Xã hội thì mánh mung, tham nhũng; Quan to tham nhũng to, quan nhỏ tham nhũng nhỏ, cắc ké thì ăn bẩn của dân lành.
           Giáo dục, cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước thì không dậy, chỉ dậy những thù hằn, những sa đoạ cho tuổi trẻ (có người hỏi như thế con cái của mấy xếp lớn, mấy lãnh tụ cũng thế thôi!! xin thưa con cái lãnh tụ, xếp lớn, xếp nhỏ chúng lo cho con cái xuất ngoại học hành tại các xứ tư bản rồi ở lại nhập quốc tịch để rửa tiến cho cha ông, trong tương lai rồi sẽ cưỡi đầu, cưỡi cổ người dân lành xuất khẩu lao động cho chúng qua câu : Con quan thì lại làm quan, con anh dân lành chỉ quét lá đa).
             Thế thì tương lai đất nước đi đâu? Đất nước bán cho Tầu Cộng rồi, đất nước nào mà có tương lai?
            Có phải chăng????


From: paul le <
To: lan dong <l>; dinh tran <>; dong tam <>
Sent: Sunday, March 29, 2015 1:48 PM
Subject: Fwd: NÊN PHỔ BIẾN


            Một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. 

Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”.Rồi viên kỹ sư minh họa: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. 

Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5triệu/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. 

Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.

Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau: “Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết.

Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật . Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh.

Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000đ thì chúng tôi chỉ tăng 200.000đ. Còn 300.000đ chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.




--
               IF YOU FORWARD THIS EMAIL PLEASE DELETE THE FORWARDING HISTORY, WHICH INCLUDES MY EMAIL ADDRESS. IT IS A COURTESY TO ME AND OTHERS WHO MAY NOT WISH TO HAVE THEIR EMAIL ADDRESSES SENT ALL OVER THE WORLD. DELETING THE HISTORY HELP PREVENT SPAMMERS FROM MINNING ADDRESSES AND SENDING OUT VIRUSED.
              THANK YOU VERY MUCH
              LE GENTLEMAN KIM TRONG


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw

Sunday, March 29, 2015

Tại răng ? người dân New York đang sắp hàng đễ mua cho được chiếc đồng hồ vàng cũa Apple trị giá $10,000.00??

 
Tại răng người zân New York đang sắp hàng đễ mua cho được chiếc đồng hồ vàng kũa Apple trị zá $10,000.00??

Why there will be lines for the $10,000 gold Apple Watch 
                       March 28, 2015, 9:02 AM EDT    
     Image: Casey Neistat

Hãy xem zân New York chờ đợi zờ mỡ kữa tại kữa hàng Apple -ỡ đường số 5:  .. 17 zờ rưỡi trước- đễ mua cho được chiếc đồng hồ Apple zá $10,000.00 !!! 

The price differential between Beijing and New York is more than double the cost of a round-trip ticket.

Nếu mua ỡ đây thì được zư hơn số tiền sai biệt đễ mua vé máy bay khứ-hồi Bắc kinh & New York !!

Remember the customers carrying bundles of cash who queued up last September to buy as many iPhones as Apple would sell them?
It could happen again.
“We saw this with the iPhone,” said Asymco’s Horace Dediu in a podcast recorded Thursday. “We’ll see it in spades with the gold Apple Watch.”
Most analysts expect demand will be strongest for Apple’s aluminum and steel watches, which start at $349 and $549, respectively.
Dediu believes Wall Street may be underestimating the intangible appeal of a $10,000 gold watch. Especially one given as a gift. Especially in China, with its rich tradition of over-the-top gift giving.
The gold watch has something else going for it. Unlike the value of a Rolex, say, which can range from a few thousand dollars to tens of thousands, the price of the Apple Watch in each of its global markets is fixed; it’s listed on the website.
“It’s like currency,” says Dediu. Factor in local taxes, and you can calculate with some precision what he calls the “global arbitrage opportunities.”
Screen Shot 2015-03-28 at 8.05.19 AM
For example, the entry level gold watch — 38mm 18-Karat Rose Gold with a white sport band — retails in the U.S. for $10.000. The same watch is listed on Apple’s Chinese website for RMB 74,800 ($12,045). Beijing imposes a 17% value added tax. Hong Kong does not.
“If someone smuggles one of these into China,” says Dediu, “they’ll pay for their flight ticket and then some.”
He reports that in Boston there were still queues for the iPhone 6 Plus in January, almost five months after it launched. “They’re mostly Chinese,” he says. “They’re doing it as a business.”
It can be a rough business, as a documentary film shot outside Apple Stores in New York City last September demonstrated. It might be even rougher in April, when buyers could be carrying bundles of cash in units of $10,000.
That’s cash that will go almost directly to Apple’s bottom line. Dediu estimates that the margin on a $10,000 gold watch could be as high as 90%.
“I wouldn’t be surprised if in the first few months the demand for gold is far, far higher than we imagined,” he says. “They’ll just be out of stock, permanently.”
Follow Philip Elmer-DeWitt on Twitter at @philiped. Read his Apple AAPL -0.82% coverage at fortune.com/ped or subscribe via his RSS feed.
Image: Casey Neistat
Recommended For You
Why Tim Cook is the World’s Greatest Leader
Play Video

Wednesday, March 25, 2015

Subject: Why?...Tại sao không nên ăn 3 bữa một ngày



From: Tu Phuong Tran <
Date: 2015-03-20 19:09 GMT-05:00
Subject: Fwd: : Why?

Subject: Why?

Tại sao không nên ăn 3 bữa một ngày

Khi quyết định ăn hay không, hãy lắng nghe dạ dày của bạn chứ đừng nhìn đồng hồ bởi răm rắp thực hiện ngày đủ ba bữa chưa chắc đã tốt cho sức khỏe.

Theo nhà nghiên cứu lịch sử Abigail Carroll, những bữa ăn ngày nay xuất phát từ ảnh hưởng cấu trúc văn hóa của người di cư châu Âu tác động đến người Mỹ bản địa. 

Thói quen ăn ba bữa một ngày bắt nguồn từ sự áp đặt của người di cư Châu Âu khi họ đến Mỹ định cư. Những người bản địa Mỹ thường ăn bất cứ khi nào họ đói chứ không phải lúc đồng hồ chỉ giờ sáng, trưa hay tối. Sau cuộc cách mạng công nghiệp, con người bắt đầu biến bữa giữa ngày thành bữa trưa chính và bữa sau giờ làm thành bữa tối, rồi dành chỗ cho bữa ăn sau giấc ngủ vào buổi sáng.

Trong cuốn sách mới của mình tên là "Three Squares: The Invention of the American Meal", bà Carroll nói rằng người châu Âu định cư trên đất Mỹ ăn vào những giờ quy củ. Họ xem điều này là văn minh hơn người bản địa - những người ăn uống theo ý thích, dùng thực phẩm theo mùa và thi thoảng còn nhịn đói.

Đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc ăn uống đúng giờ, đủ bữa đảm bảo cho sức khỏe. Chẳng hạn, theo bà Carroll, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng trong ngày có thể là hệ quả từ các chiến dịch quảng cáo của các công ty ngũ cốc và nước trái cây.
Ảnh minh họa: H2ublog.com.
Ảnh minh họa: H2ublog.com.
Thực tế, một nghiên cứu năm 2014 do Đại học Bath (Anh) cho thấy, một người dù ăn sáng hay không cũng chẳng ảnh hưởng đến tổng lượng calo họ tiêu thụ trong ngày. 

Những người ăn sáng nạp nhiều calo hơn người bỏ bữa nhưng lại loại bỏ lượng calo thừa vào cuối ngày, nghĩa là tổng lượng tiêu thụ calo như nhau.

Nghiên cứu mới cho thấy bỏ bữa và nhịn đói có thể thực sự có lợi cho sức khỏe, giúp giảm cân và củng cố hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu tương tự của Đại học Alabama (Anh) cho thấy ăn sáng hay không chẳng tạo sự khác biệt nào đến người ăn kiêng đang cố gắng giảm cân.

Thử nghiệm trên chuột cho thấy, những con chuột được nuôi bằng chế độ ăn giàu chất béo, với các bữa cách nhau tầm 8 tiếng, chẳng hạn từ 9h sáng tới 17h chiều sẽ khỏe mạnh và mảnh mai hơn so với những con chuột khác ăn cùng lượng thực phẩm như vậy nhưng các bữa ăn cách nhau ngắn hơn.

Một nghiên cứu đăng tải năm 2010 trên tạp chí dinh dưỡng của Anh cho thấy, một người dù ăn ba bữa lớn hay 6 bữa nhỏ hơn một ngày thì cũng không tạo sự khác biệt về tổng lượng calo họ nạp vào. Các nhà nghiên cứu thấy không có sự khác biệt giữa cân nặng hay nội tiết giữa hai nhóm.

 Năm ngoái, một nghiên cứu của Đại học Warwick cũng cho kết quả, không có sự khác biệt giữa những phụ nữ ăn hai bữa mỗi ngày và nhóm ăn năm bữa một ngày.
Nghiên cứu mới cho thấy, việc nhịn ăn có thể thực sự tốt cho sức khỏe. Phe ủng hộ chế độ ăn theo tỷ lệ 5:2, tức giới hạn thực phẩm chỉ 500 calo vào hai ngày trong một tuần, nói rằng việc hạn chế thức ăn này giúp giảm cân, tăng tuổi thọ và làm huyết áp thấp hơn.

Một nghiên cứu cho thấy nhịn đói hai ngày hay hơn nữa có thể giúp khởi động lại hệ thống miễn dịch, đặc biệt nếu nó đã bị hư hỏng do tuổi tác hay điều trị ung thư.

Valter Longo, một chuyên gia về tuổi thọ tại Đại học Southern California cho biết, khi bạn đói ngấu, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm năng lượng. Một trong những việc nó có thể làm để tiết kiệm năng lượng là tái chế nhiều tế bào miễn dịch không cần thiết nữa, đặc biệt là những tế bào đã bị phá hủy.

Nhóm nghiên cứu của ông đã phát hiện ra rằng, nhịn đói 2-4 ngày mỗi 6 tháng buộc cơ thể phải ở hình thức sinh tồn, sử dụng nguồn mỡ và đường dự trữ, phá bỏ những tế bào già cỗi. Cơ thể sau đó sẽ gửi một tín hiệu báo các tế bào gốc phải tái sinh và xây dựng lại toàn bộ hệ thống cơ thể.

Vương Linh (Theo Medicaldaily.com)




__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTi

Internet có thể bị tiêu diệt hoàn toàn?


Internet có thể bị tiêu diệt hoàn toàn?

Chris BaraniukBBC Future
·         21 tháng 3 2015
Internet là thứ không thể phá hủy. Ít ra là chúng ta nghĩ như vậy.

Đó là lý do vì sao mỗi khi một điều gì đó có sức lan toản rộng, ví dụ như hình của Kim Kardashian, chúng ta thường đùa cợt rằng nó đang ‘huỷ diệt Internet’.

Điều này dĩ nhiên là không bao giờ có thể xảy ra. Chúng ta chỉ đơn thuần đang tìm cách để phóng đại tác động của một sự kiện nào đó.
Thế nhưng liệu Internet có thể nào bị tiêu diệt hoàn toàn? Và nếu có, liệu điều gì sẽ xảy ra tiếp đó?

Một phần của câu trả lời nằm tại trung tâm giao dịch Internet London (Linx) - nơi giao dịch lưu lượng trên internet lớn nhất thế giới.

Matthew Prince, CEO của dịch vụ CloudFlare, ước tính chỉ có khoảng 30 cơ sở như Linx trên toàn thế giới.
Những toà nhà rải khắp thế giới như thế này là nơi các máy chủ từ những nhà mạng như Virgin hay Comcast kết nối để trao đổi lưu lượng.

Nếu bất kì trụ sở nào trong số này ngưng hoạt động - ví dụ như vì mất điện hay động đất, hậu quả sẽ hiển thị rõ ngay tức khác.
“Internet trong khu vực sẽ ngưng hoạt động”, ông Prince nói.
“Và nếu bạn phá huỷ cả 30 toà nhà này thì Internet sẽ ngưng hoạt động trên toàn cầu”.

Tất nhiên là viễn cảnh đó khó xảy ra. Những trụ sở Internet quan trọng như vậy thường được bảo vệ chặt chẽ, Jack Waters, giám đốc công nghệ của Level 3, nói.

“Chúng tôi có camera quan sát ở khắp nơi và áp đặt các biện pháp an ninh cần thiết. Đây là những cơ sở rất kiên cố,” ông nói.
Có lẽ việc cắt đường dây kết nối giữa những nơi này sẽ dễ dàng hơn là phá huỷ Internet?

Khó để liệt kê số lượng dây nối Internet trên toàn cầu, và những đường dây lớn nhất thường được đặt dưới lòng biển.
Trong quá khứ, đã từng xảy ra nhiều trường hợp các đường dây này bị cắt đứt do động đất hoặc do bị neo tàu chạm phải.
Trung tâm giao dịch lưu lượng ở London

Bền bỉ

Mặc dù vậy, hậu quả của những thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng không lớn như bạn tưởng.

Hệ thống Internet được thiết kế để đạt được sự bền bỉ cao.
Paul Baran, một kỹ sư người Mỹ gốc Ba Lan, là một trong những người ngay từ những năm 60 đã tin rằng mạng lưới liên lạc cần được thiết kế để chịu đựng được cả một cuộc tấn công nguyên tử.
Ngoài Baran ra, Donald Davies, một nhà khoa học máy tính, cũng có ý tưởng tương tự.

Giải pháp của họ bao gồm việc chia nhỏ các dữ liệu và thông tin. Các mảnh nhỏ này sau đó sẽ được chuyền qua mạng lưới thông qua đường truyền nhanh nhất có thể và được ráp lại thành một khi đã đến đích.

Điều này đồng nghĩa với việc dù một đường dẫn có bị cắt, thông tin vẫn có thể tự tìm đến những đường dẫn khác.
“Đây là một trong những ý tưởng cực kỳ thông minh”, Waters nhận định.
“Chúng ta có một sự liên lạc giữa đầu này với đầu kia mà không cần quan tâm về điều gì xảy ra ở phần trung gian”.

Tất nhiên là khả năng tìm đường dẫn mới của Internet cũng có thị bị sử dụng để chống lại nó, tiêu biểu là các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (Denial of service - DDoS).

DDoS là khi một lưu lượng lớn được gửi tràn ngập đến các máy chủ, khiến chúng không thể đáp ứng nổi.

DDoS đang ngày càng trở nên phổ biến hơn và đây là mối đe doạ mà những công ty như CloudFlare phải ngăn chặn, ông Prince nói.
Hệ thống máy chủ có dung lượng cao của CloudFlare có thể “hấp thụ” khối lưu lượng xấu để giúp các trang web tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, các cuộc tấn công ngày càng trở nên khó đối phó hơn.
“Chúng tôi đang chứng kiến các vụ tấn công ngày càng gia tăng về cả số lượng và quy mô,” Prince nói.

“Nó dễ thực hiện đến nỗi nhiều khi các công ty cạnh tranh cũng làm”.
Một trong những mối lo ngại lớn khác là đột nhập vào BGP. BGP là giao thức tìm đường nòng cốt trên Internet (Border Gateway Protocol).

Đây là hệ thống chọn đường cho lưu lượng Internet.
Từ lâu, BGP được cho là luôn gửi lưu lượng đến đúng hướng. Tuy nhiên những năm gần đây, lưu lượng có thể bị chuyển đi sai hướng, đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn dữ liệu Internet có thể bị đánh cắp và sử dụng bởi một bên thứ ba.

Các đợt tấn công vào cơ sở hạ tầng không gây nhiều thiệt hại bằng tấn công trên mạng

Trường hợp xấu nhất

"Tôi nghĩ một vụ tấn công lớn nhằm phá hủy hoàn toàn hệ thống Internet là có thể", Vincent Chan, giáo sư tại Học viện Công nghệ Massachusetts, nói.

Ông cho rằng các đợt tấn công vào cơ sở hạ tầng sẽ khó để lại những hậu quả lâu dài.
Tuy nhiên nếu tin tặc có thể tìm được một điểm yếu về phần mềm, đó sẽ là vấn đề lớn.

Chan cũng chỉ ra các phương thức gây nghẽn Internet rất khó để phát hiện.
Trong phòng thí nghiệm của mình, ông chỉ ra rằng các tín hiệu có thể bị gây nhiễu.

"Nếu bạn gây nhiễu tín hiệu ở một mức độ vừa phải, không đủ để không gây tác động lớn đến toàn hệ thống, nhưng lại vừa đủ để gây ảnh hưởng làm các tệp tin không thể đọc được", ông giải thích.
"Máy chủ sau đó sẽ liên tục yêu cầu gửi lại tín hiệu và nó có thể bị chậm lại, khoảng 1% chẳng hạn".

"Những người vận hành máy chủ sẽ không biết điều gì đang xảy ra. Họ chỉ cho rằng hệ thống đang bận hơn so với thường ngày".
Chan nghĩ rằng có một số người có thể muốn tấn công Internet theo cách này. Tuy nhiên hậu quả của các đợt tấn công này có vẻ như vẫn chưa được lường trước.

"Tôi nghĩ cần thảo luận về các vụ tấn công và việc bảo vệ mạng Internet như là một thực thể".

"Tôi nghĩ điều này chưa bao giờ được thảo luận một cách thích đáng", ông nói.

Bản gốc bài viết đã được đăng trên BBC Future

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, March 24, 2015

Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc




Date: Sat, 21 Mar 2015 19:41:07 -0500
Subject: Su do vo sap den cua TRUNG QUOC.
From: lehuutu0

Sự đổ vỡ sắp đến của Trung Quốc
David Shambaugh

·      Dr. Shambaugh hiện là Giáo sư về Quan hệ Quốc tế đồng thời giữ chức vụ Giám đốc chương trình Chính sách Trung Quốc tại Đại học George Washington, ông cũng là cộng tác viên cao cấp của Viện Brookings. Những cuốn sách của ông về Trung Quốc gồm “ ĐCS Trung Quốc : sự hao mòn và sự thích ứng” và gần đây nhất là cuốn “ Trung Quốc toàn cầu hóa : một thế lực cục bộ”.

Hôm thứ năm tuần này Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thường niên vừa nhóm họp theo nghi thức đã trở nên quen thuộc. Ước chừng 3 000 đại biểu “ được bầu chọn” trên khắp mọi miền đất nước – từ những nhóm thiểu số trang phục sặc sỡ tới các tỷ phú lịch lãm sẽ gặp mặt trong thời gian một tuần để thảo luận về tình hình đất nước và dường như điều này tạo ra ấn tượng rằng họ đang tham gia vào đời sống chính trị của quốc gia.

Ván bài cuối cùng của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu khi mà những biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ có thể đưa đất nước tiến gần tới tình huống nguy kịch.

Một số người nhìn nhận cuộc tụ họp đầy ấn tượng này là một chỉ dấu cho sức mạnh của hệ thống chính trị Trung Quốc, tuy nhiên thực chất nó lại che dấu những điểm yếu nghiêm trọng. Các chiêu trò chính trị ở Trung Quốc xưa nay thường được ngụy trang dưới lớp vỏ đầy kịch tính với những sự kiện dàn dựng trên sân khấu cho thấy dường như Quốc hội trao quyền lực bền vững cho ĐCS Trung Quốc. Cán bộ nhà nước cũng như dân thường đều biết rằng họ phải tuân thủ những nghi thức đó, tức là phải vui vẻ tham gia và nhắc lại như vẹt các khẩu hiệu chính thức. Lối hành xử như vậy ở Trung Quốc có cái tên là "biểu thái" (biaotai – biểu lộ thái độ), thực ra nó có ý nghĩa chỉ hơn một chút hành động phục tùng mang tính tượng trưng. 

Nếu không để ý tới vẻ bên ngoài thì về thực chất ĐCS Trung Quốc đang rất suy yếu và không ai biết điều này hơn chính Đảng. Con người đầy quyền lực của Trung Hoa - Tập Cận Bình đang hy vọng rằng các biện pháp trừng trị thẳng tay bất đồng chính kiến và tham nhũng sẽ giúp chống đỡ một sự sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng.  Tập Cận Bình xác định rằng phải tránh trở thành một Gorbachov của Trung Hoa bởi lẽ Gorbachov đã điều hành sự tan rã của Đảng CS LX. Thế nhưng thay vì trở thành nhân vật tương phản với Gorbachov, Tập Cận Bình kết cục có thể lại tạo ra cùng một hậu quả. Sự chuyên quyền của họ Tập gây sang chấn nghiêm trọng toàn bộ hệ thống xã hội Trung Quốc và đang đưa đất nước tới gần tình huống nguy kịch.

Dự đoán sự ra đi của các chế độ chuyên chế luôn là việc đầy rủi ro, phi phỏng. Một số chuyên gia Phương Tây nhìn trước sự sụp đổ của Liên Xô trước khi nó xảy ra vào năm 1991; tuy nhiên CIA lại hoàn toàn bỏ qua việc này. Sự tan rã của các quốc gia cộng sản Đông Âu hai năm trước đó cũng đã từng bị chế nhạo như một suy nghĩ mơ mộng của những kẻ chống cộng cho tới khi việc này trở thành hiện thực. Các cuộc “cách mạng màu” trong thời kỳ hậu Liên Xô ở Gruzia, Ucrain và Kyrgyzstan từ năm 2003 tới 2005 cũng như cuộc nổi dậy mùa Xuân Ả Rập năm 2011 đều bùng nổ ngoài mọi dự đoán.

Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đang rất để ý tới những dấu hiệu có tính chất làm lộ chân tướng mục ruỗng và suy đồi của chế độ đang diễn ra kể từ khi xảy ra sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, khi mà chế độ đã trên bờ suy vong. Từ thời điểm đó đến nay một số nhà Trung Hoa học đã đánh cược uy tín nghề nghiệp của mình khi khẳng định rằng sự sụp đổ của ĐCS Trung Quốc trong vai trò lãnh đạo là không thể tránh khỏi. Những người khác thì tỏ ra thận trọng hơn, trong đó có tôi. Thế nhưng thời thế ở Trung Quốc đã thay đổi và những phân tích của chúng ta cũng cần bám sát thời cuộc.

Ván bài cuối cùng với sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc đã bắt đầu, tôi tin là như vậy và điều này đã tiến triển xa hơn cái mức mà nhiều người suy nghĩ. Tất nhiên chúng ta không biết con đường đi từ nay cho tới khi nó kết thúc sẽ có hình dạng ra sao. Có thể nó sẽ rất không ổn định và lộn xộn nhưng cho tới khi hệ thống bắt đầu tháo gỡ các nút thắt một cách rõ ràng,rành mạch thì các yếu tố nội tại vẫn tiếp tục đóng vai trò và vì vậy chúng sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt của sự ổn định.

Sự cầm quyền của ĐCS Trung Quốc khó có thể kết thúc một cách êm ả. Một sự kiện đơn lẻ khó có thể gây nên sự khép lại hòa bình của một chế độ. Điều dễ xảy ra hơn đó là sự ra đi của nó sẽ kéo dài, hỗn độn và bạo lực. Tôi không loại trừ khả năng Tập Cận Bình bị hạ bệ trong cuộc tranh giành quyền lực hoặc bởi một cú đảo chính cung đình (un coup d’état). Chiến dịch chống tham nhũng hăng hái của họ Tập đã trở thành tiêu điểm tuần này của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cho thấy ông đang dùng quá đà sở đoản của mình và chọc tức một cách sâu sắc các cử tri là những nhân vật chủ chốt trong Đảng, Nhà nước, quân đội và giới kinh doanh.

Người Trung Hoa có câu ngạn ngữ, waiying, neiruan- ngoài cứng, trong mềm. Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo quả thực là mạnh mẽ, tràn đầy sức thuyết phục và tự tin. Thế nhưng nhân cách cứng rắn đó lại đi ngược với hệ thống Đảng và chính trị vốn hết sức mong manh trong nội bộ. Chúng ta hãy cùng xem xét 5 dấu hiệu có tính thuyết phục thể hiện tính dễ tổn thương của chế độ và yếu kém của hệ thống Đảng CS Trung Quốc. 

Thứ nhất, giới tinh hoa của nền kinh tế Trung Quốc đang đặt một chân bên ngoài cửa nhà và họ luôn sẵn sàng rời bỏ hàng loạt nếu như hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Năm 2014 Viện nghiên cứu Hurun ở Thượng hải chuyên theo dõi vấn đề người giàu Trung Quốc đã kết luận rằng 64% người có của Trung Quốc đã di cư hoặc đang lên kế hoạch di cư khỏi Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc gửi con cái đi học ở nước ngoài với con số kỷ lục (bản thân sự việc này đã là một cáo trạng về chất lượng của hệ thống Đại học Trung Quốc).

Ngay trong tuần này báo chí đăng tin các đặc vụ Liên bang đã lục soát một số địa điểm ở Nam California nơi mà chính quyền Mỹ khẳng định rằng chúng có liên quan tới loại hình kinh doanh du lịch đạt giá trị nhiều triệu USD nhằm đưa hàng ngàn sản phụ Trung Quốc sang sinh con tại Mỹ để rồi sau đó quay trở lại Trung Quốc với đứa con là công dân Hoa Kỳ.

Người giàu Trung Quốc còn mua bất động sản ở nước ngoài ở quy mô và mức giá kỷ lục, họ chuyển tài sản ra nước ngoài, thường là những nơi được coi là dễ trốn thuế và mượn các công ty làm bình phong.

Trong khi đó, Bắc kinh đang nỗ lực đưa về nước số lượng lớn những kẻ chạy trốn mang tiền ra sống ở nước ngoài. Một khi mà giới tinh hoa của đất nước – trong đó có nhiều đảng viên CS rời bỏ tổ quốc với số lượng lớn thì chính nó đã cho thấy dấu hiệu xác đáng về sự mất lòng tin vào chế độ và tương lai của đất nước.

Thứ hai, khi lên cầm quyền năm 2012 Tập Cận Bình đã mạnh mẽ tăng cường làn sóng trấn áp chính trị vốn đã được khởi động từ năm 2009 trên khắp Trung Quốc. Mục tiêu hay đối tượng được ngắm tới là báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, văn hóa - nghệ thuật, các nhóm tôn giáo, Internet, các nhà trí thức, người Tây Tạng và Uighur, những nhân vật bất đồng chính kiến, luật sư, các tổ chức phi chính phủ, sinh viên Đại học và lĩnh vực sách giáo khoa. Ban chấp hành Trung ương ĐCS đã ra một chỉ thị hà khắc được biết tới dưới cái tên Văn kiện số 9 phổ biến trong toàn hệ thống ĐCS từ trên xuống dưới năm 2013, yêu cầu mọi đơn vị phải truy tìm cho ra những biểu hiện tán đồng “ các giá trị phổ quát của phương Tây “ dù còn manh nha, đó là nền dân chủ pháp trị, xã hội dân sự, tự do báo chí và trào lưu Tự do mới trong kinh tế (Neoliberal Economics).

Một nhà nước yên ổn và tự tin sẽ không phải tiến hành trấn áp, cấm đoán như vậy. Đó chính là triệu chứng của sự bất an và lo sợ của lãnh đạo ĐCS. 

Thứ ba, cho dù nhiều người trung thành với chế độ vẫn hành động xu thời nhưng khó bỏ qua những biểu hiện giả tạo mang tính diễn kịch đang lan khắp bộ máy chính trị trong mấy năm gần đây.

Mùa hè vừa qua, tôi là một trong số ít khách ngoại quốc (và cũng là người Mỹ duy nhất) tham dự cuộc hội thảo về “ Giấc mơ Trung Hoa” theo luận thuyết của Tập Cận Bình tại một cơ quan nghiên cứu của ĐCS Trung Quốc ở Bắc kinh. Chúng tôi ngồi suốt hai ngày, đầu óc bị tê liệt vì phải nghe liên tục hơn hai chục học giả của Đảng đọc tham luận, tuy nhiên bộ mặt của những người thuyết trình đều lạnh lùng vô cảm, ngôn ngữ cơ thể cho thấy một sự cứng nhắc và nỗi ngán ngẩm của họ rất dễ cảm nhận được từ bên ngoài. Họ làm ra vẻ phục tùng Đảng và những câu thần chú cuối cùng của lãnh đạo nhưng rõ ràng là công tác tuyên truyền đã mất hiệu lực cho nên Hoàng đế bây giờ chẳng còn y phục trên người.

Tháng 12, tôi trở lại Bắc kinh để dự cuộc hội thảo của trường Đảng trung ương, một định chế cao nhất của ĐCS trong việc đưa ra những chỉ đạo mang tính học thuyết. Và một lần nữa các quan chức cao cấp nhất của đất nước cùng các chuyên gia về chính sách đối ngoại lại đọc thuộc lòng kho khẩu hiệu, chính xác tới từng từ. Có lần trong bữa trưa, tôi ghé thăm gian hàng sách của trường, một địa chỉ dừng chân quan trọng để biết các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc ngày nay được đào tạo điều gì. Những cuốn tuyển tập trên giá sách từ “các tác phẩm chọn lọc của Lê Nin” tới hồi ký của cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice và trên bàn ngay cửa ra vào, những cuốn sách nhỏ của Tập Cận Bình quảng bá cho chiến dịch của ông ta về “ Công tác quần chúng” - hay mối liên hệ giữa Đảng với nhân dân được xếp cao chất ngất. Tôi hỏi, “ sách này bán thế nào ?” Cô bán hàng trả lời “ Ô, không bán được nhiều, chúng tôi lại mang chúng đi ấy mà”“. Độ cao của chồng sách đã cho thấy khó có thể tin được cuốn sách đó thu hút độc giả.

Thứ tư, nạn tham nhũng làm thối nát bộ máy ĐCS, chính quyền và quân đội cũng đã thâm nhập vào toàn bộ xã hội Trung Quốc ngày nay. Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình kéo dài được lâu và cũng khốc liệt hơn những đợt trước đây nhưng không một chiến dịch nào có khả năng loại trừ vấn nạn này vì nó đã bắt rễ một cách ngoan cố vào hệ thống độc Đảng, vào mạng lưới người bảo trợ - khách hàng (mang tính Mafia – ND) và một nền kinh tế hoàn toàn thiếu vắng sự minh bạch cùng một bộ máy truyền thông do Nhà nước quản lý không mang tính thượng tôn Pháp luật.

Hơn thế nữa, chiến dịch chống tham nhũng, hối lộ của Tập Cận Bình được đưa ra nhằm thanh lọc có lựa chọn, chủ yếu nhắm vào các đồng sự và chiến hữu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Năm nay đã 88 tuổi họ Giang vẫn được đánh giá như Thái thượng Hoàng trong nền chính trị Trung Quốc. Truy quét mạng lưới đặt dưới sự bảo trợ của họ Giang trong khi ông ta còn sống là một sự mạo hiểm lớn đối với Tập Cận Bình, đặc biệt là khi ông có vẻ chưa tập hợp được phe phái gồm những chiến hữu trung thành tới mức đủ mạnh để củng cố quyền lực. Một vấn đề khác nữa là Tập Cận Bình là con trai của thế hệ đầu tiên các nhà cách mạng Trung Quốc, là một trong những “ Thái tử “ cho nên các mối liên hệ chính trị của ông ta chủ yếu được mở rộng đối với các “ Thái tử” khác. Thế hệ thứ 2 này đang bị xỉ vả công khai hiện nay ở Trung Quốc. 

Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc dưới con mắt của phương Tây là một cỗ xe Gia Ga nát không thể dừng lại (thần thoại Ấn độ có chuyện chiếc xe chở vị Thánh tên Giaganat diễu trên phố và những người cuồng tín thường đổ xô vào xe để xe cán chết – ý bóng chỉ lực lượng khủng khiếp đi đến đâu gây chết chóc đến đó – ND). Nền kinh tế đó đang bị sa lầy trong một chuỗi những cái bẫy mang tính hệ thống mà không dễ thoát ra. Tháng 11/2013 Tập Cận Bình chủ tọa Hội nghị Trung ương 3 ĐCS Trung Quốc, Hội nghị đã công bố những chương trình cải cách kinh tế đồ sộ nhưng cho tới nay chúng vẫn còn nằm yên trên bệ phóng. Vâng, các khoản chi cho tiêu dùng có tăng, nạn thảm đỏ có giảm cùng với một số cải cách thuế được thực hiện nhưng nhìn chung các mục tiêu đầy tham vọng của Tập Cận Bình đã chết yểu. Chương trình cải cách đã thách thức các nhóm lợi ích hùng mạnh, cố thủ ở nơi thâm căn cố đế - đó là những doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ quan chức Đảng ở địa phương và họ đã không úp mở ngăn cản việc thực thi cải cách.

Năm vết rạn nứt hiển hiện và ngày một gia tăng trong hệ thống quản lý Trung Quốc chỉ có thể khắc phục thông qua cải cách chính trị. Cho tới khi và chỉ khi Trung Quốc nới lỏng việc quản lý hà khắc hệ thống chính trị, quốc gia này mới có thể trở nên một xã hội sáng tạo và một nền “kinh tế tri thức” như mục tiêu cải cách mà Hội nghị trung ương 3 đã đặt ra. Chính hệ thống chính trị hiện nay mới là trở ngại chủ yếu đối với các cải cách chính trị và xã hội Trung Quốc. Nếu như Tập Cận Bình và các lãnh đạo ĐCS Trung Quốc không nới lỏng sự kìm kẹp thì họ chắc chắn sẽ phải đối mặt với số phận mà họ không mong muốn.

Trong mấy thập niên sau khi Liên Xô tan rã, giới lãnh đạo của Trung Quốc luôn bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của người đồng chí cộng sản khổng lồ này. Hàng trăm bài phân tích của giới nghiên cứu Trung Quốc đã mổ xẻ các nguyên nhân dẫn tới sự tan rã đó.

“Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình trên thực tế đang cố gắng tránh cơn ác mộng Liên Xô. Vài tháng trước nhiệm kỳ lãnh đạo của mình, họ Tập đã có một bài phát biểu nội bộ về sự sụp đổ của Liên Xô, lên án sự phản bội của Gorbachov và cho rằng Moscow thiếu “ một người đàn ông đích thực” có khả năng chống lại người lãnh đạo cuối cùng mang tư tưởng cải tổ đó. Làn sóng đàn áp do Tập Cận Bình khởi xướng và chỉ đạo hiện nay cho thấy ông ta chống lại đường lối cải tổ và minh bạch kiểu Gorbachov. Thay vì cởi mở, Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát tư tưởng, nền kinh tế và cả những đối thủ cạnh tranh trong nội bộ Đảng.Tuy vậy phản công và đàn áp chưa phải là lựa chọn duy nhất của họ Tập.

 Những người tiền nhiệm của ông ta như Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào lại rút ra những bài học rất khác từ sự sụp đổ của Liên Xô. Từ năm 2000 tới 2008 họ đã thể chế hóa một số chủ trương nhằm nới lỏng và cởi mở hệ thống cùng với việc thực hiện cải cách chính trị một cách thận trọng và có giới hạn. Họ đã củng cố các cấp ủy ở địa phương và đưa vào thử nghiệm việc bầu vị trí bí thư Đảng với nhiều ứng viên. Hai ông cũng đã thâu nạp nhiều doanh nhân và trí thức vào Đảng, mở rộng hiệp thương giữa Đảng và các nhóm ngoài Đảng đồng thời làm cho các biên bản họp Bộ chính trị thêm minh bạch. Họ đã cải thiện cơ chế phản hồi trong Đảng, thực thi nhiều hơn các tiêu chí tuyển chọn nhân tài để đánh giá và đề bạt, thiết lập hệ thống đào tạo ủy nhiệm cán bộ trung cấp cho toàn bộ 45 triệu người được quy hoạch nguồn. Các ông cũng đã làm cho có hiệu lực những quy chế về hưu trí, luân chuyển công chức và sĩ quan quân đội 2 năm một lần.

Trên thực tế họ Giang và họ Hồ đã suy nghĩ để quản lý sự thay đổi thay vì chống lại nó. Tuy nhiên Tập Cận Bình không chấp nhận một điểm nào cả. Kể từ năm 2009 (khi mà nhà lãnh đạo có đầu óc cởi mở trước đây là Hồ Cẩm Đào đã thay đổi đường lối và bắt đầu chính sách khẩn cấp), chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên bất an nên đã cho ngừng thực thi các cải cách chính trị (trừ việc cải cách đào tạo cán bộ). Những cải cách này đã được một thủ túc chính trị của Giang Trạch Dân đạo diễn, đó là Phó Chủ tịch Trung Quốc Tằng Khánh Hồng (Zeng Qinghong). Ông này đã nghỉ hưu từ 2008 nhưng hiện đang bị nghi vấn tham nhũng trong chiến dịch “ đả hổ diệt ruồi “ của họ Tập. Điều này cho thấy Tập Cận Bình thù địch với các biện pháp cải cách nhằm giảm nhẹ con bệnh của một hệ thống đang đổ nát.

Một vài chuyên gia cho rằng chiến thuật tàn nhẫn của họ Tập sẽ báo trước một xu hướng cải cách cởi mở hơn trong những năm sau này trong nhiệm kỳ của ông. Riêng tôi thì không đồng tình bởi lẽ nhà lãnh đạo này và chế độ của ông ta luôn quan niệm chính trị là một cuộc chơi có tổng bằng 0 (tức là hoặc thắng hoặc thua chứ không có tình thế cả hai cùng thắng Win- Win – ND). Do vậy nới lỏng sự quản lý theo họ, chắc chắn sẽ là một bước tiến tới sự sụp đổ của cả hệ thống trong đó có họ.

Họ còn có quan điểm theo thuyết âm mưu cho rằng Hoa Kỳ đang nỗ lực hành động nhằm lật đổ sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc. Do vậy không có chỉ dấu nào cho thấy những cải cách sẽ quay trở lại ở Trung Quốc.  

Chúng ta không thể đoán trước khi nào thì chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc sẽ sụp đổ nhưng cũng không khó để kết luận rằng chúng ta đang làm chứng cho giai đoạn cuối cùng của nó. ĐCS Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới về thời gian cầm quyền (chỉ sau có Bắc Triều Tiên) và không có đảng chính trị nào có thể cầm quyền mãi.

Nhìn về phía trước, những nhà quan sát Trung Quốc cần phải tập trung sự chú ý vào các công cụ của chế độ phục vụ việc cai trị và những người được giao phó sử dụng các công cụ đó. Một số lớn công dân và đảng viên CS Trung Quốc đã lựa chọn bằng đôi chân để rời bỏ tổ quốc hoặc thể hiện hành động giả dối của mình bằng cách làm ra vẻ tuân thủ các chỉ thị của Đảng.

Chúng ta cần quan sát cái ngày mà những nhân viên tuyên truyền của chế độ và bộ máy an ninh nội bộ sẽ trở nên không nghiêm chỉnh hoặc lỏng lẻo trong việc thực thi các lệnh của Đảng - thảng hoặc khi mà họ bắt đầu trở nên đồng cảm với những kẻ bất đồng chính kiến như nhân viên an ninh Đông Đức trong cuốn phim “ Những cuộc đời của người khác”  khi anh này thông cảm với chính đối tượng bị theo dõi của mình.

Một khi sự thấu cảm của con người đã manh nha chiến thắng bộ máy cầm quyền cứng nhắc, giáo điều thì ván bài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc mới thực sự bắt đầu.





Phạm Gia Minh dịch từ Wall Street Journal  số ra ngày 6/3/2015
                            

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw

Trung Quốc và làn sóng khủng bố doanh nghiệp Mỹ



---------- Forwarded message ----------
From: BAN DIEU HOP VNSN 

Trung Quốc và làn sóng khủng bố doanh nghiệp Mỹ

Đăng Bởi Một Thế Giới - 08:31 21-03-2015
Trung Quoc

Trung Quốc đang là một trong những nước chứng tỏ rằng họ đang đạt được tốc độ nhanh nhất trong việc đảo ngược tính hấp dẫn và mời gọi của nền kinh tế của mình đối với các nhà đầu tư trên thế giới. Từ chỗ được mệnh danh là miền đất hứa đối với giới đầu tư toàn cầu, Trung Quốc giờ đây đang trở thành một miền đất dữ thực sự.

 Không chỉ khiến cho các nhà đầu tư đua nhau thoái vốn ra khỏi Trung Quốc, chính phủ nước này còn đang ra sức chèn ép các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn đang hoạt động theo một cách thức mà nhiều người gọi là “một sự khủng bố”. Sau đợt khủng bố đầu tiên với mục tiêu là những tập đoàn công nghệ thông tin và điện tử, giờ đây đối tượng tiếp theo được nhắm đến là các tập đoàn xe hơi nước ngoài nổi tiếng.
Những động thái từ phía chính phủ Trung Quốc nhằm chèn ép các tập đoàn quốc tế lớn đang hoạt động ở Trung Quốc thời điểm hiện tại gần như đã được nâng lên thành một thông lệ hàng năm, đó là sự kiện “Ngày vì quyền lợi của người tiêu dùng” được tổ chức hàng năm, mà nội dung chủ đạo là công kích các tập đoàn và doanh nghiệp nước ngoài bằng một lý do rất truyền thống là chất lượng không đảm bảo và giá thành cao. 
Đây thường được xem là cách Bắc Kinh gây áp lực lên các tập đoàn nước ngoài để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị của mình. Tuy vậy, trong các năm trước điều này chỉ giới hạn trong những lời cáo buộc thông thường, thì kể từ năm nay sự kiện này đang dần trở thành một lưỡi hái bén ngọt mà Bắc Kinh đang kề vào cổ các doanh nghiệp nước ngoài.

Theo đó, trong sự kiện “Ngày vì quyền lợi người tiêu dùng” năm nay, đối tượng được nhắm đến là các tập đoàn xe hơi lớn trên thế giới đang hoạt động ở thị trường Trung Quốc. Kênh truyền hình quốc gia CCTV lên tiếng công kích thẳng thừng đối với Volkswagen, Tata Motors, Daimler và Nissan, cáo buộc các hãng này bán xe kém chất lượng cho người tiêu dùng Trung Quốc. 

Dù các kênh truyền hình vẫn luôn là phương tiện truyền thông hiệu quả trong việc cảnh báo các nhà sản xuất về các lỗi kỹ thuật nhưng đây gần như là lần đầu tiên một loạt các tập đoàn xe hơi lớn nhất thế giới bị công kích đích danh một cách đồng loạt như một động thái mang ý nghĩa chèn ép rõ rệt từ phía chính phủ Trung Quốc.

Các tập đoàn xe hơi từ lâu đã được xem là đối tượng tiềm năng cho các phản ứng không lấy gì làm thân thiện từ phía Bắc Kinh, khi mà chiến lược của các nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển công nghiệp ô tô trong suốt ba thập kỷ qua đã gần như đổ sông đổ biển. Chiến lược chủ đạo của Bắc Kinh trong lĩnh vực này là buộc các tập đoàn xe hơi quốc tế phải hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc và phải dần dần chuyển giao công nghệ như một điều kiện bắt buộc để các tập đoàn này có thể xâm nhập thị trường đông dân nhất thế giới. 

Nhưng những tính toán đó đã bị phá sản, nền công nghiệp ô tô Trung Quốc sau ba thập kỷ vẫn chỉ giới hạn vào các loại xe tải giá rẻ vốn không cần công nghệ cao, trong khi đó thị trường xe hơi đắt giá gần như rơi hẳn vào tay các tập đoàn nước ngoài. Và khi mà số lượng người giàu ở Trung Quốc đang ngày càng gia tăng với nhu cầu mua sắm hàng xa xỉ thuộc diện đứng đầu thế giới, thì không cần phải nói cũng hiểu tiền từ người tiêu dùng Trung Quốc đổ vào túi các hãng xe hơi này nhiều như thế nào.

Chính vì sự kém cỏi của các tập đoàn ô tô Trung Quốc không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ nước ngoài, nên các chuyên gia cho rằng mục đích chủ đạo của Bắc Kinh khi nhắm đến các tập đoàn xe hơi quốc tế lần này không phải là vì những mục đích kinh tế như vụ tập đoàn công nghệ Qualcomm lãnh đủ cách đây hơn một tháng. Khi đó Qualcomm đã phải chấp nhận nộp phạt gần 1 tỷ USD cho những cáo buộc từ các quan chức Trung Quốc về những vi phạm luật bản quyền và buộc phải chấp nhận nhường một số hạng mục sản xuất linh kiện điện tử chủ chốt cho các tập đoàn công nghệ Trung Quốc như Huawei. 

Đó là một động thái chèn ép về kinh tế rõ rệt. Nhưng lần khủng bố các tập đoàn xe hơi này lại được các chuyên gia cho rằng là vì những động cơ chính trị, khi mà khoảng cách giữa ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc so với quốc tế đã cách nhau quá xa và không thể san bằng dù có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. 

Giới phân tích cho rằng đối tượng nhắm đến lần này là các đối thủ chính trị thuộc phe cánh của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân vốn có quan hệ mật thiết với lĩnh vực xe hơi.

Theo đó, từ năm ngoái chủ tịch Tập Cận Bình đã phát lệnh điều tra chống độc quyền trong thị trường xe hơi sang trọng như một bước đi để dọn đường cho việc thanh toán các đối thủ thuộc phe của Giang Trạch Dân vốn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng Trung Quốc. Lần lượt hai nhân vật cộm cán nhất thuộc phe Giang là Xu Jianyi vốn là chủ tịch FAW, một trong hai tập đoàn xe ô tô lớn nhất Trung Quốc, và Chu Vĩnh Khang đều bị bắt giữ để điều tra.

Và giờ đây, việc Bắc Kinh nhắm đến các tập đoàn xe hơi nước ngoài vốn là đối tác của hai hãng xe lớn nhất Trung Quốc là FAW và SAIC đang mang một thông điệp rằng các tập đoàn này không nên can thiệp và cản trở các biện pháp của Bắc Kinh đối với hai hãng xe quốc doanh lớn nhất Trung Quốc này
.
Dù mục đích lần này của Bắc Kinh có là nhắm đến các mục đích chính trị chứ không phải kinh tế, thì cũng không ai dám chắc những tập đoàn xe hơi quốc tế sẽ không bị suy xuyển gì hay không khi tấm gương Qualcomm bị phạt gần 1 tỷ USD vì những cáo buộc ma vẫn đang ở ngay trước mắt. Và nhất là trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và EU với Trung Quốc trong việc đối xử với các doanh nghiệp của bên kia đang ngày càng gia tăng. 

Hàng loạt tập đoàn lớn của Mỹ như Microsoft, Qualcomm hay Apple đang thừa nhận họ đang ngày càng gặp nhiều khó khăn từ phía chính phủ Trung Quốc, trong khi đó các số liệu thống kê cũng đang thừa nhận các doanh nghiệp Trung Quốc đang đứng đầu bảng trong danh sách các doanh nghiệp quốc tế bị quan chức Mỹ săm soi kỹ nhất. Nhưng khi mà Trung Quốc đã hành xử với các doanh nghiệp nước ngoài theo kiểu khủng bố trước, thì cũng khó trách được Mỹ hay EU đáp trả được.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Tags : Trung Quốc, Mỹ, khủng bố



__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Popular Posts

Popular Posts