X

Sunday, June 30, 2013

Cách Làm Tiền Của Những Tay Anh Chị

Cách Làm Tiền Của Những Tay Anh Chị
         Tôi mới từ VN về cách nay vài hôm, tôi có đôi điều để chia sẻ cùng các Bạn ...!, tôi là người có chủ trương làm từ thiện ở VN bằng moị giá, bất chấp thành kiến về chính trị ..., nhưng nay tôi có lời khuyên mọi người nên suy nghĩ, lựa chọn đối tượng được giúp đỡ một cách cẩn thận trước khi ra tay trợ giúp. 

Tôi cũng xin thưa cùng các Bạn, tôi là một phật tử thuần tuý ,mặc dù tôi chưa là một con người hòan thiện gì ..., nhưng tôi xin thề những điều tôi nói ra đây đều là sự thật, lương tri cuả một con người không cho phép tôi nói sai về người khác, nhất là người đó lại là một tu sĩ Phật Giáo đã xuất gia...!.
 

Tôi xin kể ra đây một kinh nghiệm thực tế vừa rồi mà tôi gặp phải. 

Trước khi về VN tôi có nghe vài câu chuyện cảm động về môt địa danh tên " Làng Tre " thuộc xã ông "Quế", huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai: nào là nơi đây nuôi nhiều trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già neo đơn ..v.v.. , tất cả đều sống trong hòan cảnh hết sức thiếu thốn và khó khăn, nào là nhà ở rách nát, mưa dột ,nắng táp, gió lùa ...., thực phẩm và thuốc men đều thiếu thốn nghiêm trọng ...!!...
Trại nầy do một Thầy chùa có pháp danh "Thích Trí Bổn". Tôi đã trực tiếp vào thăm, nhưng may mắn cho tôi, tôi đã dừng kịp lúc khi tôi nghe được nhiều tin tức hết sức "động trời " về tên Thầy chùa độc ác nầy...

Tên Thầy chùa nầy có nguồn gốc là dân địa phương, bản chất lưu manh, nhậu nhẹt say sưa, bài bạc, trộm cắp, lêu lỏng, không lo làm ăn, bị gia đình đuổi đi ...!., sau khi đi khỏi điạ phương một thời gian thì người ta thấy tên nầy khóac áo thầy tu, không biết tu ở đâu ..?, tu ở chùa nào ?.., tốt nghiệp khóa Phật học nào? v v.,

Sau đó người ta lại thấy tên nầy điều hành quán cơm chay "Thiện duyên" ở Sàigòn, quán cơm rất thành công, tên nầy lấy tiền từ quán cơm để lén lút ăn chơi, cờ bạc, thua cá độ bóng đá rất nhiều tiền ..., sau đó tên nầy rời khỏi quán cơm đi về Huyện Củ chi, gom một số trẻ em khuyết tật, mồ côi và người gìa neo đơn để mượn hình thức hầu kinh doanh bằng lòng hảo tâm của Bá tánh..!.,

 Kinh doanh nầy đem đến cho hắn tiền vô như nước, hắn tha hồ ăn chơi, đem tiền đi đầu tư vào nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, cờ bạc , ăn chơi trác táng ...sau đó bị chính quyền Củ chi đuổi đi, buộc phải giao những người hắn đang nuôi giao cho sở Thương Binh và Xã Hội Củ Chi, nhưng hắn không giao mà mang hết về miếng đất nhà để tiếp tục "kinh doanh" tiếp ... và lần nầy hắn khôn ngoan hơn mướn đài VTV2 của nhà nước lên quay phim và chiếu nhiều lần, và hắn ta cũng đưa lên internet nên số người bị lừa lên rất đông ..., số tiền uỷ lạo có ngày lên đến vài tỉ đồng (hàng chục ngàn cho đến hàng trăm ngàn Dollars).

Dĩ nhiên số người Việt ở hải ngoại bị lừa cũng rất đông, trong đó có ca sỉ Hải ngoại là Hà Phương cũng về VN đến tận nơi chụp hình và quay phim quảng cáo cho hắn, tôi không biết làm sao liên lạc với ca sỉ Hà Phương, do đó trong các Bạn, ai có khả năng liên lạc được với Hà Phương thì nên nói với cô ấy đừng để cho tên ác tăng ấy lừa nữa ..., (nếu cần thì tôi sẽ cho số phone cuả tôi), cũng như các bạn có thể Forward bài viết nầy lên các website khác để cho mọi người đều biết hầu tránh bị lừa gạt.

Tên nầy đã gây lộn và chửi thề kinh khủng khi hắn gây lộn với một người hàng xóm (người thân cuả tôi đã chứng kiến việc nầy), tên nầy đã cung tay đấm vào màng tang của một cụ bà neo đơn tóc bạc phơ, tuổi đáng mẹ cuả nó, nó đấm bà trong lúc bà đang bế một em bé trên tay, lý do bà bị đánh là tại sao bà dám thả em bé lên Chánh điện chơi..!!.. (người tôi quen đã chứng kiến tận mắt cảnh nầy), tên nầy hay "kí đầu" các em bé khi các bé vô tình hay cố ý đến gần nó, tất cả những người lớn trong đó đều sợ nó như sợ cọp, không ai dám nói lên sự thật vì sợ nó đuổi đi thì không có nơi để sống .!.. 


Hiện nay có ngày có đến gần 40, 50 xe tải, xe con nườm nượp đến uỷ lạo, có khi bị nghẽn giao thông luôn ..., nghe đâu hắn sắm cho mình vài chiếc xe riêng rất đắt tiền, trên xe hắn lúc nào cũng sẵn vài bộ đồ dân sự để hắn thay hình đổi dạng để đi chơi ..., trước đây người thủ quỹ cuả hắn là người tốt, người nầy không chịu sự phung phí cuả hắn nên bị hắn đuổi đi... và người thủ quỹ mới chính là anh ruột cuả hắn nên hắn tha hồ vung vít ... 


Ở Việt Nam hiện nay số "Thầy chùa lửa" như vầy cũng khá đông, nên anh em chúng ta nên khá cẩn thận bằng cách thăm dò kỹ lưỡng trước khi quyết định!...Ta không nên vì thế mà không làm từ thiện ở VN nơi còn quá nhiều đồng bào đau khổ...! 


Tôi cũng được biết tên giả tăng nầy được vài "mẹ nuôi", chị "đỡ đầu" rất có thế lực ở tỉnh Đồng nai, ở Trung ương và nghe đâu có cả bà Phó Chủ Tịch Nước.!. Đúng là có tiền thì mua đứt tất cả ..!.

Mong tất cả các bạn và quí vị nào đọc được tin tức nầy xin vui lòng phổ biến cho người khác biết, rất cám ơn...

Saturday, June 29, 2013

Người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt?


 

 Saturday, June 22, 2013

Người Việt ở Nhật bị kỳ thị vì ăn cắp vặt?


image

Một tấm biển cảnh cáo cấm ăn cắp vặt viết bằng tiếng Việt xuất hiện tại thành phố Saitama (Nhật Bản) đang khiến cư dân mạng xôn xao.

 

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt cụ thể là: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”. Bên dưới là phần dịch sang tiếng Nhật được viết nhỏ hơn.

Bức ảnh chụp tấm biển được đăng trên một fanpage Facebook của hội những người Việt Nam ở Nhật hôm 8/6 vừa qua. Căn cứ vào một vài chi tiết trong bức ảnh, nhiều cư dân mạng đã đưa ra kết luận tấm biển được chụp ở Saitama, một trong những thành phố đông dân nhất của Nhật Bản.

Bức ảnh đã làm rộ lên tin đồn về nạn ăn cắp vặt của người Việt ở bên Nhật. Nhiều người cho rằng, người Việt đã để lại ấn tượng xấu xí trong mắt người Nhật bản khi xuất ngoại sang đất nước của họ.

 

Cư dân mạng có nickname Duc Dollar bày tỏ: “Đọc giọng văn là hiểu nó nhắc nhở người Việt Nam chớ có ăn cắp, cảnh báo bọn tội phạm Việt chứ không phải là viết cho dễ hiểu gì cả”.

 

Còn theo nickname Minh Thái: “Bạn nào đã từng làm việc ở Nhật hoặc có người thân, bạn bè làm bên đó sẽ biết được người Việt Nam mình qua đó "đá đồ" nhiều như thế nào, cho nên người ta ghi cái bảng này có lý do hết đó”.

Nickname Huỳnh Khánh Ngọc cũng quả quyết: “Cái vụ này đang nổi tiếng ở Nhật, cái biển này cũng là có thật, chẳng ai rảnh hơi mà bôi nhọ người Việt Nam. Toàn người Việt tự bôi tro vào người mình thôi”.

 

image

Ông Ngô Hùng Lâm (giữa)

 

Khi cộng đồng mạng đang xôn xao về bức ảnh, doanh nhân Ngô Hùng Lâm, là chủ hai siêu thị chuyên về hoa và cây cảnh, gốm sứ và đồ làm vườn, mỗi siêu thị rộng trên 5.000m2 bên Nhật, là doanh nhân người Việt đầu tiên và là số ít trong những người nước ngoài thành công ở đất Nhật, cũng đưa ra lời cảnh báo trên facebook cá nhân.

 

image

Ông chia sẻ: “Hiện nay tình hình bên Nhật đang trong tình cảnh người Việt Nam không được tốt mấy dưới mắt người Nhật, gần đây phần đông các em Du học sinh sang không có việc làm, cho nên không có tiền trả tiền học và tiền nhà thậm chí tiền ăn cũng không có, vì vậy làm những việc như Đá tàu điện (đi tàu không trả tiền tàu, chạy trốn) ăn cắp, làm xấu xa dưới mắt người Nhật, gây mất niềm tin từ người Nhật, ảnh hưởng cho cộng đồng người Việt Nam và sự quan hệ của hai đất nước”.

Trước đó, tháng 9/2012, một bức ảnh được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Tấm biển cảnh báo của nhà hàng này ghi dòng chữ Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 baht đến 500 baht. Xin cảm ơn!”.
Đến giám đốc từ VN cũng “chôm” đồ


Độc giả Trọng Tuấn kể về một vị giám đốc, là chủ của mấy công ty lớn có tên tuổi ở TPHCM, nhưng vẫn có thói “chôm” đồ khi ra nước ngoài.
Độc giả này kể:
“Có vị giám đốc vào một siêu thị bên Nhật. Thường các siêu thị bên Nhật có các kệ để ô dù phục vụ như những chiếc xe đẩy hay giỏ xách hàng như siêu thị tại Việt Nam. Sau khi sử dụng, vị giám đốc này tiện tay “đá” luôn và mang về Việt Nam. Nếu nói “mất cơm nghi kẻ đói, mấy gói nghi kẻ nghèo” thì chưa đúng, mà cái chính là lòng tự trọng”.

image

Tấm biển dành cho người Việt ở Thái Lan

 

Độc giả có tên Hà Nguyễn, hiện đang sống ở nước ngoài cho biết, người Việt ở nước ngoài ăn trộm, ăn cắp rất nhiều. Độc giả này kể: “Một điều đáng xấu hổ là người Việt ở nước ngoài ăn trộm vặt rất nhiều. Và thái độ khinh bỉ và coi thường của người nước ngoài đối với một số người ăn cắp vặt ảnh hưởng đến đại cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Đôi khi đi ra đường tôi không muốn làm quen với người Việt vì thấy xấu hổ”.

Độc giả Oanh thì cho biết, chị sang Đài Loan công tác cũng gặp những tấm biển cảnh báo nạn trộm cắp vặt viết bằng tiếng Việt tương tự như tấm biển bên nhật. “Chứng tỏ người Việt có rất nhiều “thành tích” ở khắp nơi”, độc giả này đúc kết.

Không chỉ ăn cắp, ăn trộm vặt, có độc giả còn cho biết, một số người Việt sống ở nước ngoài còn lập hẳn đường dây để “tuồn” đồ ăn cắp về Việt Nam bán. Có người đi du học ở Nhật về còn khoe thành tích “ăn cắp không bị camera phát hiện” với bạn bè như một niềm tự hào.

Và đến trẻ con cũng biết gian lận, độc giả Phi Nhung chia sẻ: “Thật đáng xấu hổ, ăn cắp vặt, gian lận, đố kỵ ...là thói xấu đã ăn sâu vào tiềm thức của con người Việt Nam mất rồi! Tôi đã từng chứng kiến một bà mẹ, làm phó giám đốc một cơ quan quản lý hẳn hoi, không phải thiếu tiền, nhưng khi đưa con đi nghỉ mát vào nhà hàng ăn thịt nướng, đứa con gái của bà đã sớm nhiễm thói ma lanh, ăn xong ném que xiên thịt xuống đất và giấu đi, khi nhà hàng đếm xiên để thanh toán không biết để tính tiền và thành tích này của con được bà mẹ hết lời khen là thông minh, nhanh nhẹn và còn khoe thành tích của con với đám nhân viên đi cùng. Thói xấu được nuôi dưỡng như thế, làm sao đây?”.

 

Túng thiếu nên bất chấp liêm sỉ?

Một bộ phận độc giả cho rằng, thói trộm cắp vặt của người Việt khi ra nước ngoài là do cuộc sống khó khăn, buộc họ phải làm “liều”. 

image

Tấm biển cảnh báo người Việt ở Nhật Bản

 

 

Độc giả Nguyễn Phước phân tích: “Nguyên nhân sâu xa là do các trung tâm du học Nhật Bản, các trường dạy tiếng Nhật vì lợi nhuận mà chấp nhận học sinh du học với trình độ tiếng Nhật quá thấp. Do vậy khi các em sang Nhật không thể xin được việc, không có tiền trang trải cuộc sống nên đã làm liều”.


Theo tôi được biết thì hiện nay nhiều bạn tìm cách sang Nhật để kiếm việc làm thông qua con đường du học. Họ không có mục đích học tập, chỉ mong sang kiếm việc làm, chi phí môi giới được gọi bằng tên chi phí tư vấn du học rất tốn kém, ngoài ra còn cả chi phí cho thời gian học chút ít tiếng Nhật ở Việt Nam theo yêu cầu..

Và không tìm hiểu kỹ chuyện tìm việc khi sang tới đây (có lẽ người tư vấn thường nói tới chuyện tìm việc quá dễ dàng), nhưng kinh tế Nhật đang khó khăn người Nhật còn gian nan huống gì người Việt. Các bạn sang Nhật theo diện này khi sang đây thường chẳng có tiền dự phòng vì nghĩ đi làm được ngay. Cho nên chuyện ăn cắp, làm việc xấu để kiếm sống tất yếu xảy ra. Thành phố có tấm biển trên là thành phố Omya - tỉnh Saitama”, độc giả Ly Lan chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, một số độc giả lại cho rằng, thói trộm cắp của người Việt đã “ăn vào máu”, không chỉ người nghèo mà ngay cả những người giàu cũng có thói này.

image

 

Độc giả Phùng Quang Huy bày tỏ:

 

“Dân Việt chúng ta thật sự có những tật xấu này, cả ở những người có tiền thậm chí nhiều tiền chứ không riêng những người túng thiếu. Không phải vô lý mà nhiều người đã phát biểu cảm thấy xấu hổ khi cầm hộ chiếu Việt Nam? Nên chăng chúng ta có những qui định pháp luật tiếp tục xử phạt tội làm mất thể diện dân tộc, nhục quốc thể với những hành vi xấu như trên sau khi họ đã bị chính quyền nước sở tại xử lý theo pháp luật nước đó. Đồng thời phải xem lại việc giáo dục đạo đức, lối sống ngay từ nhỏ”.


“Đất nước quá nghèo khổ nên dân khốn khổ không còn nghĩ gì hơn là bất chấp liêm sỉ để "giành khả năng sống sót".

 

Tuy nhiên, ở không ít nước khác còn nghèo khổ hơn, tại sao dân không mang tiếng? Có phải vì người nghèo khó ở những đất nước gia kia có văn hóa hơn và biết chăm lo cho thể diện quốc gia hơn người Việt. Xét về quy luật sinh tồn thì có vẻ không hợp lý.

 

image

 

Nhưng có lẽ bởi người Việt đã tự sinh ra văn hóa của mình trong ứng xử với nhau. Ở đây những người có cơ may hơn người khác thường sắn sàng chà đạp lên đồng tộc. Đến khi những kẻ dưới đáy ngoi lên lại chà đạp lên những người như họ trước kia. Và như thế nó ăn vào huyết quản thành gien di truyền không ai cần quan tâm đến liêm sỉ, dĩ nhiên thể diện quốc gia thì lại càng quá xa vời. Xin đừng trách những người Việt ở nước ngoài. Hãy trách những người Việt đang sống với nhau ngay trong nước!”, độc giả Quốc Mạnh tiếp lời. 

 

 

 

Dạy phát âm tiếng Việt cho sinh viên Úc


 

Phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai

   Dạy phát âm tiếng Việt cho sinh viên Úc

GS. Phan Văn Giưỡng


 


 

(Teaching Vietnamese pronunciation to Australian students (adult speakers of English)*

A. Tình hình giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

1. Tiếng Việt và việc giảng dạy tiếng Việt
Tiếng Việt là hệ thống tiếng nói và chữ viết của gần 90 triệu người Việt ở Việt Nam và hơn 3 triệu người Việt sinh sống và làm việc ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Nga, Đức. Mặc dù có một vài khác biệt về cách phát âm và từ vựng của nhiều địa phương Bắc, Trung, Nam; Nhưng sự khác biệt nầy không đáng kể, vì người dân khắp các miền đất nước Việt Nam đều có thể tiếp xúc, giao dịch hiểu nhau không mấy trở ngại. Một ví dụ khác biệt về từ vựng Bắc-Nam, người Việt đã biết dung hoà kết hợp hai từ khác biệt Bắc-Nam thành một từ với ý nghĩa không thay đổi và tổng quát hơn: chén-bát, hình-ảnh, đường-phố, thóc-lúa, chậm-trể. . .
Hiện nay, dựa trên dân số, tiếng Việt là một trong 10 ngôn ngữ thông dụng nhất trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn-Độ, Nam-Dương, Mỹ, Nga, Nhật, Mễ Tây Cơ, Việt Nam).
Do những lợi ích về giáo dục, văn hoá, kinh tế, chính trị, thương mại, ngoại giao, nghề nghiệp. . .tiếng Việt và văn hoá Việt Nam đã và đang được giảng dạy trong nhiều đại học ở các quốc gia trên thế giới như Trung quốc, Nga, Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, Úc, Nam Hàn, Tân Gia Ba . . .Mọi người đồng ý rằng ” có tiếp xúc, giao dịch với nhau, mới hiểu được nhau. Có hiểu được nhau mới làm việc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau”. Vậy ngôn ngữ là chìa khoá cho việc tiếp xúc và giao dịch giữa các dân tộc với nhau.
Tiếng Việt được giảng dạy như một ngoại ngữ cho người nước ngoài đã có cách đây hơn 100 năm. Cụ Trương Vĩnh Ký là người có công lớn đầu tiên trong việc soạn chương trình, tài liệu và phụ trách giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trong chương trình giáo dục Pháp tại Việt Nam.


2. Phương pháp và tài liệu giảng dạy tiếng Việt
Hơn một trăm năm qua, việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ đã trải qua những bước thăng trầm, khó khăn vất vả về mọi mặt: giáo viên, tài liệu, phương pháp . . .
Mặc dầu vậy, những giáo sư tiếng Việt được cử đi dạy các nước với thành tâm và thiện chí đã cố gắng đào tạo được đội ngũ chuyên gia Việt học thông thạo tiếng Việt và cũng chính nhờ những chuyên gia nầy đã có những nổ lực trau dồi tiếng Việt không ngừng: Đến nay, có thể nói nước nào cũng đã có chuyên gia thông thạo tiếng Việt.
Tuy vậy, do phương pháp và tài liệu giảng dạy chưa được cập nhật, một số người học tiếng Việt sau một thời gian năm bảy tháng hay vài năm học tiếng Việt nhưng không hiểu được gì khi nghe người Việt nói.
Để giải quyết vấn đề, tìm ra phương cách cải tiến việc dạy và học, trước hết chúng ta tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như vậy?
Sau đây, chúng tôi xin trích dẫn một số ý kiến của những nhà Việt học, ngôn ngữ học nổi tiếng về vấn đề dạy tiếng Việt.
1. ” Nói khái quát hơn, chưa bao giờ ta dạy nghĩa của các kết cấu ngữ pháp cho học sinh Việt Nam cũng như ngoại quốc. Sách chỉ dạy cách đặt tên cho các đơn vị và các kết cấu ngữ pháp, không dạy nghĩa và cách dùng của nó trong các văn cảnh và tình huống khác nhau “. Từ đó đưa đến hệ luận :” họ (học viên) than phiền rằng khi người Việt Nam nói với nhau, họ không hiểu gì hết” (Cao Xuân Hạo, 1995).
2. Trong một bài tham luận về “Phương pháp hệ thống hoá các tri thức ngôn ngữ”, Giáo Sư Nguyễn Anh Quế có nhận xét như sau: “Thực tế giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong mấy chục năm qua đã chứng minh rằng phương pháp đó là không hiệu quả, là nhàm chán” (Nguyễn Anh Quế, 1995).
3. Theo Giáo sư Hiroki Tahara, Giáo sư tiếng Việt, viện Đại học Tokyo, cho biết: “Theo giáo trình hiện nay thì học mãi tiếng Anh mà không nói được gì cả. Câu nói nầy có nghĩa là phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng được yêu cầu của người học và xã hội, tức là dạy học không hiệu quả!” (Hiroki Tahara, 1997).
Qua những nhận định trên, chúng ta có thể kết luận việc sinh viên học tiếng Việt mà không hiểu, không nói được tiếng Việt với người Việt là do:
a. Phương pháp giảng dạy không thích hợp.
b. Tiếng Việt dùng để giảng dạy thiếu thực dụng, chưa đáp ứng nhu cầu của sinh viên.
Nhận định về phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Giáo Sư Nguyễn Đức Dân cho biết “Hiện nay có khá nhiều người đang thực hành dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, nhưng chưa quan tâm đúng mức đến vai trò của các phương pháp giảng dạy. Khi dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, để đạt kết quả cao nhất, không thể không có một phương pháp giảng dạy đúng đắn” (Nguyễn Đưc Dân, 1994).
Ngay cả phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh, sinh viên Việt Nam, mãi cho tới năm 1984, mới có quyết định chính thức của Bộ Giáo Dục và Đào tạo đưa môn phương pháp dạy tiếng Việt vào chương trình đào tạo giáo viên trong các trường cao đẳng và đại học sư phạm. Và mãi cho đến mười năm sau mới có vài cuốn sách viết về phương pháp dạy tiếng Việt ra đời như “Phương pháp dạy tiếng Việt ở tiểu học” của Lê Phương Nga và Nguyễn Trí (1997), “Phương Pháp dạy học tiếng Việt” của Lê A, Nguyễn Quang Ninh và Bùi Minh Toán (1999).
Riêng ở Úc, tiếng Việt được giảng dạy đầu tiên tại Trung tâm Ngôn Ngữ thuộc Bộ Quốc phòng Úc (RAAF Language School) từ năm 1965.
Nhờ có chính sách ngôn ngữ quốc gia, tiếng Việt là một trong 12 ngôn ngữ ưu tiên được khuyến khích giảng dạy trong hệ thống giáo dục Úc từ mẫu giáo cho đến đại học từ năm 1987. Dựa vào chính sách và bộ sách hướng dẫn việc biên soạn chương trình và giảng dạy ngôn ngữ khác tiếng Anh (Australian Language Levels (All) Guidelines, Languages other Than English, LOTE), chúng tôi đã soạn chương trình tiếng Việt từ mẫu giáo đến lớp 12 (Curriculum Standards and Frame Work K-10 Vietnamese, và Vietnamese Study Design 11 &12) và mở khoá huấn luyện giáo viên giảng dạy tiếng Việt đầu tiên năm 1991. Có thể nói, đây là khoá sư phạm đầu tiên đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trong lịch sử giảng dạy tiêáng Việt, lại do một Viện Đại học ngoài Việt Nam đảm trách. Cho đến nay đã có hơn 30 khoá đào tạo giáo viên dạy tiếng Việt. Hầu hết giáo viên đang dạy tiếng Việt ở Victoria đều đã qua khoá huấn luyện nầy.
Vào năm 1994, chúng tôi được mời thuyết trình việc áp dụng phương pháp giao tiếp (Communicative Language Teaching Approach) để dạy tiếng Việt tại hội nghị quốc tế về giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh. Qua hội nghị nầy, trường tiếng Việt cho người nước ngoài thuộc Viện Khoa học Xã hội, đã tiếp xúc với chúng tôi để mở một khoá huấn luyện giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong thời gian một tháng trong năm 1995. Trong vài năm sau, trường tiếng Việt và trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh mở thêm vài khoá cấp tốc và ngắn hạn nữa.
Qua những tài liệu giảng dạy tiếng Việt, việc dạy phát âm, dạy vần hay ngữ pháp vẫn còn áp dụng ” đường xưa lối cũ”. Nghĩa là vẫn dạy học sinh phân tích, nhận diện và làm bài tập (exercises) là chính yếu.
Điểm qua một vài nét như trên để chúng ta thấy được tình trạng đào tạo giáo viện giảng dạy tiếng Việt và phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ như hế nào.
Với chủ đề của hội nghị là ” Tôi không hiểu: Improving Students’ Speaking Success in Vietnamese”, chúng tôi nghĩ là làm thế nào giúp sinh viên giao tiếng trực tiếp (tức là luyện hai kĩ năng nghe hiểu và nói). Do yêu cầu của hội nghị là chú trọng đến ” dạy phát âm tiếng Việt cho sinh viên nói tiếng Anh” cho nên với kinh nghiệm thô thiển của tôi về giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho sinh viên Úc cũng như kinh nghiệm phụ trách các khoá đào tạo giáo viên trong gần 20 năm qua, tôi xin trình bày “Dạy phát âm tiếng Việt theo tiến trình giao tiếp cho sinh viên Úc (adult speakers of English) “.


B. Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy phát âm tiếng Việt cho sinh viên nói tiếng Anh
Khi dạy tiếng Việt nói chung và dạy phát âm tiếng Việt nói riêng, trước hết người dạy phải có kiến thức ngữ học (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng học. . .) và phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Đồng thời, cho sinh viên biết về những ưu điểm và khó khăn của sinh viên nói tiếng Anh khi học tiếng Việt.
1. Những thuận lợi cho sinh viên nói tiếng Anh:
a.) Thuận lợi trước tiên là hệ thống chữ viết tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh, hệ thống mẫu tự abc phần lớn tương đương với tiếng Anh. Do đó, sinh viên có thể đọc tiếng Việt trong một thời gian ngắn. Khi dạy phát âm/nói cần chú trọng vào sự khác biệt nầy, như d với đ, n với ng. v.v .
b.) Cấu trúc âm tiết, từ, câu đơn giản: Trong lời nói hay được viết ra thành câu, mỗi âm tiết hay từ có ranh giới rõ ràng, có cấu trúc chặt chẻ và có thanh điệu (6 thanh điệu): ví dụ như cấu trúc từ ghép: áo quần, cha mẹ, anh em; thợ may/điện/máy.
c.) Từ không thay đổi hình thức (số ít/số nhiều; giống đực/giống cái; thì) nằm trong cấu trúc câu: ví dụ: một người Việt – nhiều người Việt; Hôm nay, tôi đi làm việc. Ngày mai, tôi đi làm việc.
d.) Trật tự từ trong câu rất quan trọng: Thay đổi vị trí từ thì ý nghĩa câu thay đổi: ví dụ: sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy.
e.) Ý nghĩa của từ thể hiện qua âm thanh và cách phát âm: như ngoằn nghèo, khúc khuỷu; về cách phát âm như im, đóng, mở, ra, vô. . .
2. Những khó khăn cho sinh viên nói tiếng Anh:
a.) một số âm (âm vị) không có trong tiếng Anh, do đó khi nói hay viết sẽ gặp khó khăn: như âm â, ư, ng
b.) sinh viên gặp khó khăn lớn khi nói hay viết đúng thanh điệu: không dấu, sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã.


C. Áp dụng phương pháp giao tiếp để dạy phát âm tiếng Việt cho sinh viên Úc
Trong thập niên qua, việc áp dụng phương pháp giao tiếp (the communicative language teaching approach) dạy ngôn ngữ rất thịnh hành khắp nơi trên thế giới, kể cả dạy tiếng Anh. Khi áp dụng phương pháp giao tiếp, người ta đã dựa trên ít nhất ba cứ điểm quan trọng sau đây:
a.) Quan điểm giáo dục: Quan điểm giáo dục ngày nay là quan điểm giáo dục truyền động (trans-action) khác với quan điểm giáo dục cổ điển là giáo dục truyền thụ (trans-mission): Do quan điểm nầy mà có phương pháp “học viên là trung tâm” (learner- centered).
b.) Quan điểm về mục đích của việc học ngôn ngữ: Mục đích của việc học ngôn ngữ là dùng để giao tiếp và mục đích dạy ngôn ngữ là phát triển kỹ năng giao tiếp. Trong đó có bốn mục tiêu phụ hổ trợ cho mục đích giao tiếp là học văn hoá, đặc điểm ngôn ngữ đó, kiến thức tổng quát và cách học.
c.) Quan điểm về ngôn ngữ: Quan điểm chung cho ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp, do đó:
• ngôn ngữ là một hệ thống diễn tả ý nghĩa.
• chức năng căn bản của ngôn ngữ là dùng để giao tiếp.
• cấu trúc ngôn ngữ phản ánh trong chức năng và cách dùng giao tiếp.
• đơn vị cơ bản của ngôn ngữ không phải chỉ là những yếu tố cấu trúc và ngữ pháp, mà còn tuỳ thuộc vào ý nghĩa được diễn tả trong các thể loại ngôn ngữ (ngữ thể/văn bản/ngôn bản: genre, text-type, discourse-form) (Widdowson, 1978).
Dựa vào đặc điểm ngữ âm, ngữ pháp tiếng Việt và áp dụng phương pháp giao tiếp vào việc dạy phát âm tiếng Việt, chúng tôi theo những tiến trình sau đây:
1. Trước hết tạo hoạt động cho sinh viên dùng tiếng Việt bằng cách nghe và nói (luyện kỹ năng giao tiếp trực tiếp) các từ hoặc câu trong ngữ cảnh/tình huống ý nghĩa rõ ràng. Bài học đầu tiên, chúng tôi cho sinh viên tập nghe và nói:
-A! anh Nam. Chào anh. Anh khoẻ không?
– Dạ, khoẻ. Cảm ơn.
Sau khi sinh viên chào hỏi, giới thiệu mình với các bạn, sinh viên chép lại những gì vừa nghe và nói. Từ những từ và câu nầy, chúng tôi bắt đầu giới thiệu hệ thống phát âm và chữ viết tiếng Việt.
Ví dụ muốn dạy phát âm a, chúng tôi lấy từ A!, anh, dạ. . .
Hệ thống âm và vần tiếng Việt cho chúng ta trình tự dạy từ dễ đến khó, từ thông dụng đến ít thông dụng (chú trọng đến nhu cầu của người học). Hai nguyên tắc dễ và thông dụng cho chúng ta lựa chọn âm/vần nào dạy trước và âm/vần nào dạy sau.
Đến luyện các thanh điệu (dấu) cũng vậy, mỗi từ/câu phải có ý nghĩa thực dụng và chỉ luyện một hoặc hai dấu một lần, chứ không dạy một lúc sáu dấu. Đặc biệt cho sinh viên luyện từng cặp hai dấu như không dấu với dấu sắc (dưa- dừa), dấu sắc với dấu huyền (dừa-dứa) với những hình ảnh và câu có nghĩa thực dụng.
Ví du: Bạn tôi ăn dưa. Tôi uống nước dừa v.v.
Sự nói đúng dấu hỏi, dấu ngã đối với người nói giọng Bắc rất dễ nhận biết. Do đó, chúng tôi cho sinh viên nghe những đàm thoại, đối thoại và bài đọc giọng Bắc. Tuy có một số luật về viết đúng dấu hỏi và dấu ngã, nhưng cũng rất phức tạp và thường có quá nhiều ngoại lệ.
Những ví dụ các từ/câu có vần và thanh điệu là lấy từ thể loại ngôn ngữ dùng hàng ngày theo nhu cầu của sinh viên, nhất là đàm thoại, đối thoại.
2. Thứ hai, sinh viên viết xuống chữ có âm/vần/âm tiết, chúng tôi hướng dẫn sinh viên phân tích, nhận diện âm/vần/âm tiết trong từ/câu muốn dạy.
3. Thứ ba, sinh viên tập phát âm, làm bài tập (exercise) và đồng thời cho sinh viên đọc một vài từ có những âm/vần vừa phân tích/nhận diện với hình ảnh và ý nghĩa rõ ràng: Ví dụ như vần “ười” trong từ “mười”. Khi sinh viên đã đọc được âm “ười”, họ có thể đọc các từ cười, lười, người… không có gì khó khăn phải trở lại cách “đánh vần”.
Đối với đặc điểm nối vần tiếng Việt, việc đọc vần rất thuận lợi.
Ví dụ: a-i= ai; ô-i= ôi; ươi=ư-ơ-i=ươi v.v.. .
Việc làm bài tập không nên kéo quá dài thời gian (theo phương pháp cũ, việc làm bài tập là chủ yếu) vì dễ gây nhàm chán và không thực dụng.
Sự phân tách riêng dấu như cách đọc vần đang phổ biến hiện nay, có phần không hợp lý: sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã là tên gọi thanh điệu chứ không thể phát âm được. Dấu đánh trên vần mới thành âm và thay đổi ý
nghĩa của từ. Lối đọc vần hiện nay là ba bước: Bà= bờ a= ba, huyền bà. Chúng tôi áp dụng cách đọc hai bước: Bà= bờ à=bà. Với cách nầy, sinh viên có thể đọc hàng chục từ khác mà không cần trở lại đọc vần như cách ba bước vừa kể.
4. Từ những ví dụ từ/câu có âm/vần vừa nhận diện, phân tích và làm bài tập, cho sinh viên tham gia vào các hoạt động giao tiếp dùng những từ có âm/vần vừa tập phát âm ở giai đoạn (2).
Ví dụ: -Đây là ba tôi.
-Đây là An, bạn tôi.
Những hoạt động dùng tiếng Việt nầy mới là trọng tâm của bài học, bao gồm nghe, nói, đọc và viết (luyện 4 kỹ năng).
5. Ở trình độ cao hơn, chúng ta cho sinh viên nghe và nói những thể loại dùng tiếng Việt khác nhau như đối thoại, đàm thoại, nghe phát thanh v.v. Đặc biệt là dùng máy vi tính và mạng vi tính toàn cầu (internet) để có các thể loại tiếng Việt đa dạng.

D. Kết luận

Tiếng Việt là một sinh ngữ giống các sinh ngữ khác, nghĩa là từ khi có tiếng Việt và đặc biệt từ khi có chữ quốc ngữ đến nay, tiếng Việt phát triển không ngừng về mọi phương diện ngữ âm, ngữ pháp và ngữ thể.
Các phương pháp dạy ngôn ngữ từ xưa đến nay đã thay đổi rất nhiều theo thời gian, theo thay đổi xã hội, tâm lý con người. Như vậy việc dạy tiếng Việt, dạy ngữ âm, ngữ pháp cần phải được cập nhật, thay đổi.
Từ bỏ một thói quen lâu đời quả thật là khó, nhưng không phải là dễ tiếp cận một phương thức mới. Cả hai sự việc dễ và khó không còn là vấn đề nếu người dạy thấy được kết quả và hiệu năng của việc giảng dạy thì cần mạnh dạn thay đổi, cập nhật phương pháp giảng dạy của mình. Giảng dạy tiếng Việt sinh viên nói tiếng Anh là để giúp họ dùng tiếng Việt theo nhu cầu của họ chứ không phải dạy cho họ kiến thức về cấu trúc tiếng Việt mà trong thực tế họ không dùng được.
__________________________________________________________________________________
*Bài tham luân đã đươc trình bày tai Hôi nghi quốc tế “Tôi không hiểu: Improving Students’ Speaking Success in Vietnamese” tai Viên Ngoai vu, Bô Ngoai giao Hoa Ky và Viên Đai hoc Maryland, Washington DC.
*Giáo Sư Phan Văn Giưỡng, nguyên trưởng Bô môn Ngôn ngữ, Văn hoá và Văn chương Viêt Nam tai Viên Đai hoc Victoria; Điều hợp viên tông quát trường Ngôn ngữ Victoria, Melbourne; Chu bút tuân báo Viêt Nam Thời Báo, chu nhiêm tap chí Viêt (Úc).
Hiên là chu nhiêm chương trình Ngôn ngữ và Văn chương Viêt Nam, International Baccalaureate, UK.
Tài Liệu Tham Khảo
1. Brumfit,C.J. and K. Johnson(1979). The Communicative Approach to Language Teaching. Oxford University Press.
2. Lê A & Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997). Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt. NXB Giáo Dục, VN.
3. Lê Phương Nga (2001). Dạy Học Ngữ Pháp ở Tiểu học. NXB Giáo Dục, VN.
4. Lê Phương Nga& Nguyễn Trí(1999). Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt ở
Tiểu Học. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, VN.
5. Victorian Curriculum & Assessment Authority, (2004). Vietnamese VCE STUDY DESIGN. VCAA, Melbourne.
6. Victorian Curriculum & Assessment Authority,(2001) Languages Other Than English/ Curriculum and Standards Framework II- Vietnamese
Supplement. CVAA, Melbourne.
7. Widdowson,H.G.(1978). Teaching Language as Communication. Oxford University Press.
8. Wilkins, D.A.(1976). Notional Syllabuses. Oxford University Press.
9. VCAA (2004) Vietnamese VCE Study Design. VCAA, Melbourne.
10. Littlewood, W. (1994). Communicative Language Teaching.
Cambridge University Press.
11. Richards, C.J. & Rodgers T.S.( 1998). Approaches and Methods in Language Teaching. Cambridge University Press.
12. Brown,H.D.(1980). Principles of Language Learning and Teaching.
New Jersey: Prentice Hall.


 

Bangkok sẽ chìm dưới nước vào năm 2030 ?


 

 

ĐIỂM BÁO PHÁP QUỐC NGÀY 27/06/2013

Bangkok sẽ chìm dưới nước vào năm 2030 ?


Thụy My


Thủ đô Bangkok hoang vắng do dân phải di tản vì các trận lũ lụt lớn. Ảnh chụp hôm 29/10/2011.

REUTERS/Sukree Sukplang

 

Phụ trang địa chính trị của Le Monde hôm nay 27/06/2013, có bài viết mang tựa đề « Bangkok sẽ chìm dưới nước vào năm 2030 ? ». Tác giả cho rằng nếu những biện pháp đối phó không hiệu quả, thủ đô Thái Lan sẽ phải trả một cái giá rất đắt trước hiện tượng biến đổi khí hậu.

Tác giả bài báo nhắc lại, mùa thu năm 2011 Thái Lan đã phải chịu đựng trận lụt tệ hại nhất trong lịch sử từ năm mươi năm qua : 64/77 tỉnh trên cả nước bị lụt lội, phân nửa số quận của thủ đô Bangkok được lệnh sơ tán. Tầm cỡ của thiên tai này có thể thấy trong bảng tổng kết : trên 600 người chết, thiệt hại khoảng 35 tỉ đô la, tăng trưởng kinh tế trong năm bị giảm đi ít nhất 2%.

Liệu sự kiện đặc biệt này có thể trở thành bình thường trong những thập kỷ tới ? Đó cũng là điều mà Ngân hàng Thế giới quan ngại. Báo cáo của định chế này về các tác động trong khu vực của hiện tượng hâm nóng khí hậu, công bố ngày 19/06/2013, đã xếp Bangkok vào số các đại đô thị bị ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng thay đổi khí hậu.

Thủ đô Thái Lan nhạy cảm vì nhiều yếu tố. Được xây dựng cách đây ba thể kỷ trên đất sình lầy, cách mực nước biển chỉ có 1,5 mét, thành phố lại khai thác quá mức nguồn nước ngầm. Mỗi năm ngành công nghiệp hút đến 2,8 triệu mét khối nước dưới lòng đất. Bangkok bị lún 2 cm hàng năm, do tác động không chỉ của việc nước ngầm bị hút quá mức, mà còn do sức nặng của các công trình xây dựng, tình trạng xói mòn và đất trượt. Nay thì thành phố Bangkok là một loại vùng trũng, mười hai triệu cư dân đang bị đe dọa.

Hơn nữa, bao quanh Bangkok là một khu vực Ấn Độ Dương, do bị ảnh hưởng bởi một số dòng chảy nên mực nước dâng lên cao hơn mức trung bình của thế giới. Ngân hàng Thế giới nhận định : « Nếu không có chính sách thích ứng, thì do các hiện tượng thiên nhiên cực đoan và mực nước biển dâng lên, diện tích có thể bị ngập lụt của Bangkok là 40%, trong trường hợp nước biển dâng cao 15 cm ». Kịch bản này có thể trở thành hiện thực từ những năm 2030. Tình hình còn sẽ tệ hại hơn vào khoảng 2080, khi mực nước biển cao hơn 88 cm, nếu hiệu ứng nhà kính không bị giảm đi.

Bị Ấn Độ Dương đe dọa ở phía Nam, còn tại phía Bắc Bangkok cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ những trận lũ do các đợt gió mùa gây ra. Thế mà hiện tượng thay đổi khí hậu còn làm gió mùa xuất hiện nhiều hơn. Vào mùa thu năm 2011, cũng những hiện tượng này đã làm một phần lớn thủ đô nước Thái lâm vào cảnh hỗn loạn. Trung tâm Bangkok, nằm gần kề biển, được bảo vệ trước lũ lụt bằng những con đê đắp vội, giữ lại nước ở những khu vực ngoại vi. Trong tương lai, khu trung tâm thủ đô, trái tim của giới kinh doanh, sẽ bị nằm giữa hai gọng kềm là gió mùa ở phương Bắc và biển cả ở phương Nam.

Để đối phó, chính quyền Thái Lan dự kiến xây dựng những con đập dọc theo dòng sông Chao Phraya chạy xuyên qua thành phố, lắp đặt một hệ thống bơm nước, đào những kênh dẫn nước đi nơi khác và trồng đước. Văn phòng kiến trúc sư Thái S+PBA đề nghị xây dựng « Wetropolis », một thành phố nổi được thiết kế theo kiểu các rừng sú vẹt tái sinh. Nếu không thành công, nền kinh tế vương quốc Thái có nguy cơ không bao lâu nữa sẽ phải trả một cái giá rất nặng cho biến đổi khí hậu : các cơ sở công nghiệp Nhật Bản tại miền Trung Thái Lan sẽ chuyển dịch các nhà máy sang nước khác.

__._,_.___

Kẻ ăn xin ở thành phố New York ...


Kẻ ăn xin ở thành phố New York ...
 
Oh! My God !  Can you believe that!
       BEGGAR  IN  NY  City ...
This one is in the States, but Europe has the same style ... ( many the same !!!)
Click here :       kiekdanisier    <- - - - - - -
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Friday, June 28, 2013

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo 'hậu quả' đối với các nước giúp đỡ Snowden


 

 

Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo 'hậu quả' đối với các nước giúp đỡ Snowden

Phóng viên phỏng vấn một hành khách trên chuyến bay từ Hong Kong đến Moscow để xem ông Snowden có mặt trên chuyến bay này hay không, ngày 23/6/2013.

Phóng viên phỏng vấn một hành khách trên chuyến bay từ Hong Kong đến Moscow để xem ông Snowden có mặt trên chuyến bay này hay không, ngày 23/6/2013.

  • Scott Stearns

24.06.2013

BỘ NGOẠI GIAO — Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry cảnh báo rằng sẽ có hậu quả đối với các nước giúp đỡ cựu phân tích gia tình báo Edward Snowden lẩn trốn để tránh bị bắt giữ vì tiết lộ thông tin mật về chương trình theo dõi điện đàm và các hoạt động internet của chính phủ Mỹ. Thông tín viên Scott Stearns gửi về bài tường trình sau đây từ Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington, mời quý vị theo dõi các chi tiết sau đây.

Ngoại trưởng Kerry nói sẽ “vô cùng đáng quan tâm” nếu như giới hữu trách Nga hoặc Hong Kong đã được loan báo trước và có đủ thời gian, mà vẫn cố tình làm ngơ mọi cố gắng của Hoa Kỳ để câu lưu Snowden vì những tội mà anh ta bị cáo buộc.

Ngoại trưởng Kerry nói: “Chắc chắn là sẽ có một số ảnh hưởng nào đó, tác động tới quan hệ song phương, sẽ có những hậu quả. Với Nga, cũng thế.”

Ngoại trưởng Kerry kêu gọi Moscow hãy tôn trọng luật pháp bởi vì theo ông, làm như thế phục vụ những lợi ích của tất cả mọi người.

“Trong hai năm qua, chúng ta đã chuyển giao 7 tù nhân mà Nga muốn giao lại cho họ. Thế cho nên tôi nghĩ rằng sự hỗ tương trong việc thực thi luật pháp là điều khá quan trọng.”

Snowden đã rời Hong Kong để sang Moscow, bất chấp yêu cầu của Hoa Kỳ đòi dẫn độ anh ta về nước. Ngoại trưởng Kerry nói khi các nước làm ngơ những tiêu chuẩn về pháp lý, họ mời gọi các quốc gia khác cũng làm như vậy, và theo lời ông, điều đó đặt “nghi vấn nghiêm trọng đối với tất cả chúng ta trong các quan hệ với nhau.”

Trong khi Snowden đang vận động để được xin tỵ nạn chính trị tại Ecuador, và có thể tới nước này qua ngã Cuba và Venezuela, Ngoại trưởng Kerry nói tất cả các quốc gia liên hệ đã được thông báo về tình trạng pháp lý của Snowden. Tuy nhiên, ông Kerry nói thêm rằng chính phủ của Tổng Thống Obama biết rằng một số quốc gia có quá trình không hợp tác với Mỹ hay với tiến trình đó.

Nói chuyện với các nhà báo ở New Dehli sau các cuộc thảo luận với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Salman Khurshid, Ngoại trưởng Kerry bênh vực chương trình theo dõi đang là trọng tâm trong các vụ tiết lộ bí mật của Edward Snowden.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo sẽ có 'hậu quả' đối với các nước giúp Snowden lẩn trốn.Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo sẽ có 'hậu quả' đối với các nước giúp Snowden lẩn trốn.

x

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo sẽ có 'hậu quả' đối với các nước giúp Snowden lẩn trốn.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo sẽ có 'hậu quả' đối với các nước giúp Snowden lẩn trốn.

Ông Kerry nói: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức, đôi khi gây nguy hiểm cho chính mình, để bảo vệ quyền lợi của người dân."

Edward Snowden đã tiết lộ các tài liệu cho thấy các cơ quan tình báo Mỹ trong nhiều năm qua đã thu thập các dữ kiện về những mô hình sử dụng điện thoại và internet. Anh nói anh tin rằng các chương trình đó vi phạm các quyền riêng tư của công dân.

Ngoại trưởng Khurshid của Ấn Độ cũng góp tiếng với chính phủ Tổng Thống Obama, nói rằng chương trình mật của chính phủ Mỹ không theo dõi nội dung các cuộc điện đàm.

Giới hữu trách Hoa Kỳ nói các chương trình theo dõi ấy đã ngăn chặn được ít nhất 50 âm mưu tấn công khủng bố trên toàn thế giới, kể từ sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhắm vào Hoa Kỳ. Ông Kerry nói chương trình này là một phần quan trọng của việc giữ an toàn cho người dân Mỹ.

Ông Kerry nói: “Chúng ta đang sống trong một thế giới vô cùng nguy hiểm và phức tạp. Tôi tin rằng chương trình mà Hoa Kỳ đã theo đuổi là một sự cân bằng khôn ngoan giữa các quyền dân sự, các quyền tự do dân sự, nhưng cùng lúc quyền của người dân được sống tự do, không sợ bị khủng bố giết hại, và quyền của chúng tôi để có thể bảo vệ người dân. ”
 
Ngoại trưởng Kerry một lần nữa đặt nghi vấn về những động cơ của Snowden, và tỏ vẻ chế nhạo khi thắc mắc rằng liệu Snowden chọn Trung Quốc và nước Nga để “trốn tránh pháp luật, vì các nước này là những “thành trì của tự do internet” hay không.

 

Không phãi là chim mà cũng không phãi là máy bay


 

Không phãi là chim mà cũng không phãi là máy bay. Đó là mè xừ Yves Rossy người Thụy sĩ. Anh ta chế tạo ra dược một cặp cánh có sức đẫy phãn lực. Rứa là anh ta dã mang cặp cánh nớ mà bay lượn qua  zãy núi Alps. Anh ta có thễ bay cao 8,000 ft. với tốc độ 300 ks/giờ. Thay đỗi hướng bay thì dùng thân thễ uốn éo là xong. 

 


 

Is it a bird? Is it a plane? No - it's Swiss Jet Man. It has taken Yves Rossy five years to design and build his jet-powered wings and turn a fantasy of flying over the Alps into a jet-powered reality. On May 14, 2008, Rossy jumped from a plane at 8,000 feet and completed several loops at 300 kms per hour, using only his body to change position for five minutes over the Swiss Alps.            






Đạo đức của người làm khoa học: Không hợp tác với Trung Cộng


Đạo đức của người làm khoa học: Không hợp tác với Trung Cộng

Phương Tôn



TS Jeffrey van Middlebrook

Không ai còn lạ lẫm về việc trình độ khoa học của Trung Cộng ngày càng tiến nhanh là do gián điệp đi đánh cắp công nghệ của các nước Tây phương và nhất là đảng Cộng Sản dùng tiền để chiêu dụ các khoa học gia tài giỏi trên thế giới về hợp tác. TS Jeffrey van Middlebrook, một khoa học gia tài danh người Mỹ là một trong những trường hợp tiêu biểu. Trung Cộng đưa ra 60 triệu Dollar để chiêu dụ ông về hợp tác cho một dự án khoa học quan trọng. Jeffrey van Middlebrook đã từ chối dù rằng đây là một số tiền hấp dẫn cho những người nghiên cứu khoa học với lý do, lương tâm không cho phép ông hợp tác với một nhà cầm quyền chuyên chà đạp Nhân quyền và cũng là một nhà nước chủ trương giết người ăn cướp nội tạng.
Theo thông tin từ báo chí cho biết, vào năm 2006 TS Jeffrey van Middlebrook trong phòng thí nghiệm đã thành công phát triển một phương pháp có thể tách rời các loại khí Carbon Diocid CO2, Lưu huỳnh Diocid SO2, Hydro Sunfua H2S và một vài loại khí khác từ khí thải và chuyển đổi một phần thành dạng lỏng. Đây là phương pháp gây nhiều quyến rũ cho nhà nước Trung Cộng vì xứ sở này chuyên dùng nhà máy đốt bằng than để sản xuất điện tiêu dùng. Loại nhà máy điện than này là một trong những hiểm họa tàn phá môi trường sống. Biết được tin này, Trung Cộng đề cử một khoa học gia gốc Tàu đến xin hợp tác cùng với đề nghị hấp dẫn: Nhà nước Trung Cộng sẽ cung cấp 60 triệu Mỹ kim, các phòng thí nghiệm, nhiều khoa học gia và kỹ sư cho TS Jeffrey van Middlebrook để nghiên cứu nhằm đưa phương pháp của ông trở thành ứng dụng cho kỹ nghệ. Những hứa hẹn đưa ra đã làm cho TS Jeffrey van Middlebrook chao đảo, nhưng cuối cùng ông đã từ bỏ quyết định đi sang hợp tác với Trung Cộng sau khi được thông tin, nhà nước này chủ trương cướp nội tạng của hàng ngàn tù nhân.
Trả lời báo chí trong một cuộc phỏng vấn, TS Jeffrey van Middlebrook cho biết ông đã từng chao đảo vì số tiền 60 triệu Dollar rất quyến rũ nhưng cuối cùng lương tâm ông không cho phép nhận tiền từ đảng Cộng Sản Trung Cộng đảng cầm quyền một nhà nước vi phạm nhân quyền trầm trọng, ông quyết định từ chối hợp tác. Ông còn cho biết đã có người hỏi ông vì sao lại từ chối số tiền dành cho việc nghiên cứu một phương pháp đem lại lợi ích cho toàn thế giới, ông đã trả lời, ông không thể nhận đồng tiền dính máu nhân dân, đồng tiền do nhà cầm quyền Bắc Kinh giết người để bán nội tạng mà có. „Tôi có thể nhìn vào trong kính soi mặt mà không hổ thẹn. Tôi không nhận một xu của một nhà nước sát hại người dân của họ“ là câu kết luận trong một buổi trả lời phỏng vấn của ông dành cho báo chí làm cho một số nhà khoa học, doanh nhân trên thế giới cần phải suy nghĩ lại về những hành động tiếp tay với nhà nước vô đạo lý Trung Cộng này.
trungquoc-cuopnoitangGiết tù nhân để mổ cướp lấy nội tạng để bán cho những khách hàng bệnh nhân đang đợi sẵn do nhà nước Trung Cộng chủ trương đã bị phanh phui từ hơi một thập kỷ qua nhưng mãi đến tháng 6.2006 thế giới mới thực sự nguyền rủa nhà nước này sau khi Luật sư DAVID MATAS và DAVID KILGOUR nguyên dân biểu và thứ trưởng chuyên về khu vực Á Châu và Thái Bình Dương của chính phủ Canada chính thức công bố báo cáo điều tra về những lời tố cáo cho rằng, nhà cầm quyền Trung Cộng từ năm 2000 đến năm 2005 đã thực hiện hơn 60 000 vụ giải phẫu cướp Bộ Phận Nội Tạng của những người tù thuộc giáo phái Pháp Luân Công, người Tây tạng và người Duy Ngô Nhĩ trong khi những người này vẫn còn sống cũng như không được sự đồng ý của những nạn nhân này. Các nạn nhân bị giết ngay tức khắc sau khi bị giải phẫu, xác của họ được đưa vào lò thiêu để phi tang. Sang tháng 11.2007 một phiên bản của Bản Báo Cáo được DAVID MATAS và DAVID KILGOUR đưa ra dưới nhan đề Thu Hoạch Đẫm Máu: Báo cáo điều tra về tố cáo mổ cướp bộ phận nội tạng của tín hữu Pháp Luân Công tại Trung Cộng gây xúc động trên toàn thế giới và nhất là cho các cơ quan bảo vệ nhân quyền hoạt động độc lập và các chính phủ Tự Do Dân Chủ.
Một động thái khác để minh chứng những hành động dã man giết tù nhân đánh cướp Nội tạng của đảng Cộng Sản Trung Cộng, vào tháng 1.2013 trong một buổi điều trần tại Quốc Hội Châu Âu, Ethan Gutmann nhà báo và BS Li Huige hiện đang hành nghề tại Đức đã trình bày những tài liệu có liên quan đến những lời khai của các Bác Sĩ, những cuộc phỏng vấn các nhân chứng còn sống, kết quả điều tra của một số tổ chức bảo vệ nhân quyền và nhất là những lời khai của một cựu cán bộ người Tàu đang trốn chạy lánh nạn tại Âu châu, ông là người đã từng trực tiếp thi hành các vụ tử hình tù nhân để lấy nội tạng. Kết quả buổi điều trần cho thấy người ta không còn nghi ngờ gì nữa về những lời lên án đảng Cộng Sản Trung Cộng chủ trương cướp nội tạng tù nhân.


Nhìn lại hành động từ chối hợp tác của TS Jeffrey van Middlebrook với nhà nước Trung Cộng người Việt chúng ta không thể nào không liên tưởng đến những bộ óc sơ cứng,khiếp nhược, tham lam cá nhân… đang chủ trương “Hợp tác toàn diện, Tiến tới tương lai…” với tên láng giềng thâm hiểm, vô đạo. Những hình ảnh thực tế như ngày nay ngư dân miền Trung không còn dám đưa thuyền “đánh bắt xa bờ”, ngư dân bị giết hoặc “cùng nhau bắt tay khai thác trong vùng biển Bắc bộ thuộc Việt Nam” giúp ta dễ dàng nhận ra một Tương lai như thế nào cho Việt nam qua chủ trương “Hợp tác toàn diện” trong cái được gọi là Phương châm mười sáu chữ vàng.

Phương Tôn
Tháng 6.2013

Popular Posts

Popular Posts